Liên hoan Phát thanh toàn quốc 2 năm một lần đã trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, nâng cao nghiệp vụ của những người làm phát thanh, và đây là cơ hội để các đài phát thanh và truyền hình cả nước cùng trao đổi về xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, tìm ra cách làm mới phù hợp với công chúng.
Với chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số”, Liên hoan Phát thanh (LHPT) toàn quốc lần thứ XVI năm 2024 do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tổ chức, diễn ra từ ngày 9 đến 14/7, với sự tham dự của 81 đơn vị trên cả nước.
Trước tiên phải nói rằng, qua 15 lần tổ chức LHPT, Liên hoan năm nay có 81 đơn vị ở cả 64 tỉnh thành tham gia, số lượng tác phẩm cũng tăng hơn và đầu tư dàn dựng tốt hơn. Nhìn từ các giải Báo chí quốc gia, giải Búa liềm vàng hay giải Diên Hồng thì ngành phát thanh đều có những tác phẩm đoạt giải cao. Như vậy, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay các cơ quan truyền thông, kể cả phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử hay các loại hình truyền thông khác thì chúng ta đều cạnh tranh một cách lành mạnh với sứ mệnh là phục vụ công chúng, phục vụ khán thính giả và phụng sự đất nước ngày càng phát triển tốt hơn.
Trong lịch sử gần 80 năm của Đài Tiếng nói Việt Nam, qua mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước lại có vai trò khác nhau, hiện nay phát thanh có thể tự hào mà nói rằng có chỗ đứng vững chắc trong xã hội.
LHPT năm nay lấy chủ đề “Phát thanh Việt Nam - Đa dạng trong chuyển đổi số”. Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định rõ, chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, thực hiện tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước, bảo đảm vai trò dẫn dắt định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng, đổi mới trải nghiệm của độc giả, tạo nguồn thu mới cho ngành công nghiệp nội dung số. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho những người làm báo chí nói chung và phát thanh nói riêng, đó là tăng khả năng tiếp cận của công chúng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, nội dung chương trình, phương thức thể hiện trong quá trình sản xuất chương trình; đồng thời, tăng khả năng tương tác, tham gia của công chúng vào các hoạt động báo chí, từ đó tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Chuyển đổi số ở đây không chỉ là đổi mới về mặt công nghệ mà còn về cách làm, về nhận thức, tư duy, về quản trị hệ thống…, từ lãnh đạo, cấp quản lý cho đến các công đoạn sản xuất chương trình, phân phối nội dung sản phẩm, để đưa ra những sản phẩm báo chí nói chung, đặc biệt là sản phẩm phát thanh, phục vụ công chúng một cách tốt nhất, đến được với nhiều công chúng nhất. Đây là xu thế đổi mới, phát triển của phát thanh hiện đại.
Có thể nói rằng cụm từ chuyển đổi số trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông trong đời sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công cuộc chuyển đổi số với mục tiêu là xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số rồi công dân số… Như chúng ta đã biết, trong định hướng chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt khẳng định rất rõ, chuyển đổi số nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, đảm bảo việc thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm tốt vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, làm chủ về thông tin trên không gian mạng, đổi mới hiệu quả trải nghiệm, thưởng thức của khán, thính, độc giả, tăng nguồn thu cho ngành công nghiệp nội dung số.
Chuyển đổi số cũng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho những người làm báo chí nói chung và phát thanh nói riêng, đó là tăng khả năng tiếp cận của công chúng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, nội dung chương trình, phương thức thể hiện trong quá trình sản xuất chương trình. Bên cạnh đó còn tăng được khả năng tương tác, tham gia của công chúng vào các hoạt động báo chí, từ đó tạo ra những mô hình kinh doanh mới.
Đài Tiếng nói Việt Nam được Chính phủ giao xây dựng đề án chuyển đổi số và hiện nay đã trình Chính phủ, cũng được giao xây dựng cơ sở, nền tảng số phát thanh. Đây cũng chính là một trong những lý do năm nay chúng tôi đưa chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số” vào làm chủ đề LHPT.
Đây là lần thứ 16, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức LHPT toàn quốc. Qua 15 lần liên hoan, sau mỗi kỳ chúng tôi đều tổ chức rút kinh nghiệm không chỉ ở Ban tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam mà với các đơn vị tham gia để tìm ra những điều tốt nhất cho kỳ liên hoan tiếp theo. Năm nay các thể loại phát thanh tăng lên, ví dụ như chương trình phát thanh tiếng dân tộc mấy năm nay rồi chúng tôi mới lại đưa vào liên hoan và qua ý kiến của các đài phát thanh - truyền hình tỉnh thì chúng tôi thấy rất phù hợp. Chúng tôi tăng các yếu tố kỹ thuật dàn dựng và ứng dụng nền tảng số trong phát thanh và tổ chức trao giải cho ứng dụng nền tảng số xuất sắc, dàn dựng kỹ thuật xuất sắc. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam đưa một loại hình truyền thông rất là mới là Podcast vào trao giải, với mong muốn là tạo một sân chơi phong phú, hấp dẫn hơn cho các đơn vị làm phát thanh trong cả nước.
Đối với phát thanh thì phát thanh trực tiếp là một loại hình, một thể loại rất mạnh nên chúng tôi đưa vào thi trong LHPT từ năm 2001 - kỳ liên hoan phát thanh lần thứ V.
Cách đây hai năm, tại LHPT lần thứ XV tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh có 26 đơn vị tham gia phát thanh trực tiếp. Năm nay số lượng tác phẩm dự thi phát thanh trực tiếp đã tăng lên 37. Điều đó cho thấy xu thế của các đơn vị làm phát thanh cả nước rất quan tâm đến loại hình này. Phát thanh trực tiếp đòi hỏi sự đầu tư công phu, không được dàn dựng sẵn mà làm trực tiếp. LHPT lần thứ XVI này, các tác phẩm phát thanh trực tiếp được làm tại Thanh Hóa và phát sóng trực tiếp ở đài phát thanh của các tỉnh. Ví dụ, đơn vị ở Lai Châu làm phát sóng trực tiếp phải dẫn đường tín hiệu từ Thanh Hóa để phát sóng tại Lai Châu. Sự tham gia của khách mời và chủ đề gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước. Đây là một nét riêng của phát thanh trực tiếp và chúng tôi sẽ phải chấm thi trực tiếp. Phát thanh trực tiếp được ưa chuộng bởi hình thức tiếp cận được độc giả ưa chuộng, phù hợp với xu thế, và theo tôi, nếu nói đó là thể loại mạnh nhất thì cũng không sai.
Xin cám ơn nhà báo Trần Minh Hùng!
Thành Công - Thu Thùy thực hiện