Dùng chất tẩy rửa làm nước mắm: Vì sao chậm công bố tên doanh nghiệp?

  • 15/01/2020 04:00:00
  • Đào Bích
  • Xã hội
  • 0

Sau hơn 6 tháng thanh tra, thanh tra Bộ NN&PTNT mới công bố thông tin liên quan đến DN sử dụng chất tẩy rửa làm nước mắm.

 

Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa công bố mức phạt hành chính hơn 780 triệu đồng đối với 3 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp (Vĩnh Long); Công ty TTHH thực phẩm Tấn Phát (Vĩnh Long) và Công ty TNHH MTV Điều Hương (tỉnh An Giang) do hành vi sử dụng nguyên liệu là hóa chất công nghiệp (soda Na2CO3) để sản xuất nước mắm.

Dù các doanh nghiệp đã bị xử phạt, nhưng vụ việc vẫn khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao Bộ NN&PTNT đã phát hiện vụ việc từ giữa năm 2019 nhưng lại chậm công khai danh tính các doanh nghiệp? Ngoài ra, đến tận bây giờ, tên thương hiệu cụ thể của sản phẩm vi phạm cũng không được nêu chính xác?

Trả lời VTC News ngày 14/1, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT thừa nhận, các cơ quan chức năng đã chậm trễ trong việc công bố thông tin về danh tính doanh nghiệp sử dụng chất tẩy rửa làm nước mắm. Tuy vậy, ông Tiến lý giải, công tác thanh tra vụ việc được diễn ra từ giữa năm 2019 nhưng việc công bố còn phải chờ kết quả xét nghiệm để có thể đi đến kết luận chính thức.

Vẫn theo ông Nguyễn Văn Tiến, số nước mắm được phát hiện có chứa chất tẩy rửa chưa được tung ra thị trường nên không có tên sản phẩm cụ thể. “Đây mới chỉ là nguyên liệu để làm ra thành phẩm, chưa phải là sản phẩm tung ra thị trường. Qua kiểm tra chất lượng, tất cả thành phần kim loại nặng đều ở ngưỡng cho phép, không ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề an toàn thực phẩm nên theo quy định là không được phép đưa vào sử dụng làm nước mắm. Vì thế chúng tôi đã yêu cầu chuyển đổi mục đích sang làm thức ăn cho chăn nuôi”, ông Tiến khẳng định.

Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT cho rằng, trường hợp này tương tự như sự việc “cà phê pin năm xưa, cũng có thể xem là một vụ gian lận thương mại”.

Kết quả kiểm nghiệm của Bộ Y tế cho thấy trong các thành phần làm nên nước mắm có chứa chất tẩy rửa.

Nhấn mạnh vụ việc sử dụng chất tẩy rửa trong nước mắm là vi phạm nghiêm trọng, ông Tiến cho biết, trong thời gian tới, thanh tra Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra để ngăn chặn các sự việc tương tự có thể xảy ra ở các sản phẩm thương mại thuộc sự quản lý của ngành.

Trả lời VTC News ngày 14/1, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT thừa nhận, các cơ quan chức năng đã chậm trễ trong việc công bố thông tin về danh tính doanh nghiệp sử dụng chất tẩy rửa làm nước mắm. Tuy vậy, ông Tiến lý giải, công tác thanh tra vụ việc được diễn ra từ giữa năm 2019 nhưng việc công bố còn phải chờ kết quả xét nghiệm để có thể đi đến kết luận chính thức.

Vẫn theo ông Nguyễn Văn Tiến, số nước mắm được phát hiện có chứa chất tẩy rửa chưa được tung ra thị trường nên không có tên sản phẩm cụ thể. “Đây mới chỉ là nguyên liệu để làm ra thành phẩm, chưa phải là sản phẩm tung ra thị trường. Qua kiểm tra chất lượng, tất cả thành phần kim loại nặng đều ở ngưỡng cho phép, không ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên, vì đây là vấn đề an toàn thực phẩm nên theo quy định là không được phép đưa vào sử dụng làm nước mắm. Vì thế chúng tôi đã yêu cầu chuyển đổi mục đích sang làm thức ăn cho chăn nuôi”, ông Tiến khẳng định.

Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT cho rằng, trường hợp này tương tự như sự việc “cà phê pin năm xưa, cũng có thể xem là một vụ gian lận thương mại”.

Nhấn mạnh vụ việc sử dụng chất tẩy rửa trong nước mắm là vi phạm nghiêm trọng, ông Tiến cho biết, trong thời gian tới, thanh tra Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra để ngăn chặn các sự việc tương tự có thể xảy ra ở các sản phẩm thương mại thuộc sự quản lý của ngành.

Tháng 6/2019, thanh tra Bộ Nông nghiệp phối hợp Bộ Công an kiểm tra quy trình sản xuất nước mắm tại An Giang, Vĩnh Long và TP.HCM, kết quả phát hiện 4 doanh nghiệp có những vi phạm trong vệ sinh, an toàn thực phẩm, đặc biệt trong đó 3 doanh nghiệp sử dụng hóa chất tẩy rửa để sản xuất nước mắm.

3 doanh nghiệp trên đã sử dụng nguyên liệu là "nước hoa cà" và nước bột ngọt để cho chạy qua hệ thống xác cá, trong đó "nước hoa cà" (hay còn gọi là dịch chấm hoặc nước mắm bán thành phẩm) được làm bằng chất Soda công nghiệp trung hòa axít trong bột ngọt và bổ sung dịch chưng cất đầu tôm để tăng độ đạm.

ĐÀO BÍCH/VTC.VN

 

Bình luận

    Chưa có bình luận