Biến rác thành tài nguyên: Cần bước tiến hiệu quả hơn

Mỗi ngày TP.HCM thải hơn 9.000 tấn rác thải. Dự báo, năm 2025, ước tính lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn sẽ lên đến 13.000 tấn/ngày.

 

Để xử lý rác thải, TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung cần có phương pháp đổi mới bài bản.

Phương tiện thu gom, vận chuyển rác của lực lượng dân lập. Ảnh: TN&MT

Hàng chục năm nay, lực lượng thu gom rác dân lập có vai trò hết sức quan trọng, khi thu gom tới 60% số lượng rác thải phát sinh từ trong các con hẻm nhỏ trên địa bàn TP.HCM.

Tuy nhiên, cũng nhìn nhận, mô hình này tồn tại nhiều bất cập dẫn đến nhiều bức xúc về ô nhiễm môi trường trong nhân dân.

Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết: Hiện nay việc chưa giao rác đúng thời gian quy định, công tác quản lý rác dân lập ở một số quận huyện chưa chặt chẽ. Các đơn vị còn chưa đảm bảo về tần suất và thời gian thu gom, còn sử dụng phương tiện thô sơ, cơi nới. Việc kết nối giữa lực lượng rác dân lập và đơn vị vận chuyển tại các điểm hẹn là chưa đồng bộ. Chính những điểm này đã gây ra những bức xúc cho người dân thành phố, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm".

Theo kế hoạch từ tháng 10/2018 đến tháng 10 năm nay, thành phố phải hoàn thành việc chuẩn hóa mẫu xe thu gom rác nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm nguy cơ tai nạn.

Song, qua báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM tại hội nghị vừa diễn ra ngày 3/12, công tác chuẩn hóa các đường dây thu gom rác dân lập trên địa bàn vẫn rất chậm.

Chỉ 91/1.700 phương tiện được chuyển đổi, chiếm khoảng 5% so với yêu cầu; nhiều đường dây thu gom rác vẫn chưa có tư cách pháp nhân. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã thu gom vẫn kêu khó trong quá trình chuyển đổi.

Hiện giờ đưa ra đề án là giai đoạn 2019 là 48.000 đồng, trong đó có 5.000 đồng phí vận chuyển; trừ lại phí VAT chúng tôi còn lại khoảng 3.000 mấy trăm. Với giá dịch vụ như thế tôi thấy rất thấp, không đủ các chi phí để chuyển đổi, thuê mặt bằng và mua bảo hiểm xã hội bắt buộc".

"Về chính sách chuyển đổi phương tiện của quỹ bảo vệ môi trường cho vay, lại phân biệt là hộ khẩu thành phố mà đa số rác dân lập là hộ khẩu tỉnh. Bây giờ mình phân biệt là tỉnh không cho vay, kêu về tỉnh vay, nếu tỉnh mà hoạt động ở thành phố thì về tỉnh người ta đâu cho vay".

"Thuế thu nhập doanh nghiệp thì chính sách hỗ trợ mới chỉ áp dụng cho hợp tác xã mới. Cái mức thuế doanh nghiệp 20% là quá cao, vì làm rác thì không có chi phí gì nhiều".

Xe thu gom rác thải tại quận Thủ Đức hiện nay. Ảnh: Vnexpress.

Giá dịch vụ thấp, chậm ban hành giá mới, chịu thuế thu nhập cao, kinh phí đầu tư chuyển đổi phương tiện mới lớn bằng vốn tự huy động 30%, trong khi 70% quỹ vốn vay bị ngưng trệ là thực tế diễn ra tại nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã thu gom. Bà Nguyễn Kim Hoa - Liên minh Hợp tác xã quận Thủ Đức bức xúc: "Quyết định 38 đã ra được 1 năm nhưng các quận huyện vẫn chưa ban hành giá mới cho rác dân lập, chúng tôi phải chờ đến khi nào. Hợp tác xã tôi được 5 xe ép mà kinh phí lượng nhiên liệu để chuyển đổi phương tiện gấp 3 lần phương tiện cũ thì ai là người bù đắp cho các khoản chi phí này".

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Việt Dũng, không chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã kêu khó, công tác quản lý tại nhiều địa phương cũng gặp nhiều bất cập, từ chính sách ưu đãi, dịch vụ đến việc đầu tư cơ sở vật chất thu gom rác, khiến một số hợp tác xã thu gom hoạt động chưa hiệu quả. "Diện tích đất huyện Củ Chi rất lớn, từ điểm này đến điểm kia 30km. Trạm trung chuyển quá xa. Trong khi giá dịch vụ ban hành chỉ được 20.000 đồng: đơn vị thu gom 17.000 đồng, đơn vị trung chuyển về bãi rác chỉ có 3.000 đồng. Do đó việc vận chuyển thu gom ảnh hưởng đến quyền lợi người thu gom rác. Mà trong khi Ủy ban huyện Củ Chi quy hoạch 2 trạm trung chuyển rác, còn nghẽn là thành phố 2 năm nay chưa giao đất để chúng tôi xây dựng trạm trung chuyển; để cho các đơn vị rác dân lập vận chuyển về đây gần hơn"..

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp thu ý kiến từ phía doanh nghiệp và các địa phương để bổ sung và hoàn thiện lại lực lượng thu gom rác dân lập, chuyển đổi phương tiện thu gom, phân loại rác tại nguồn.

Đồng thời, thành phố sẽ đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho công tác thu gom rác như tăng cường trạm trung chuyển, ứng dụng công nghệ mới trong xử lý rác và ban hành chính sách hỗ trợ về vốn vay, giảm học phí cho con em, bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm y tế…

Qua đó, nhằm thúc đẩy và khuyến khích lực lượng thu gom rác dân lập chuyển đổi mô hình và phương tiện đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị.

"Ở đây chúng ta không gọi là xóa bỏ lực lượng thu gom rác này mà chúng ta tạo điều kiện để anh chị tiếp tục làm tốt hơn và phục vụ tốt hơn. Chúng tôi sẽ rà soát thêm nếu như ban hành chính sách lần này thì chúng ta có thể vận dụng cái cũ nhưng cộng thêm nét đặc thù của lĩnh vực này; để đủ cho người ta sống được và sống khỏe sống tốt và phục vụ tốt".

“Biến rác thành tài nguyên”, cần bước tiến hiệu quả hơn”

Mỗi ngày TP.HCM thải hơn 9.000 tấn rác thải. Với tốc độ tăng dân số nhanh hiện nay. Dự báo, năm 2025, ước tính lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn sẽ lên đến 13.000 tấn/ngày.

Để xử lý rác thải, TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung cần có phương pháp đổi mới bài bản.

Lượng rác sinh hoạt ở TP.HCM hơn 9.000 tấn mỗi ngày. Ảnh: Thanh niên

Mỗi ngày, những chiếc xe thu gom rác thiếu an toàn, bốc mùi hôi thối vẫn hoạt động từ khắp các ngóc ngách của thành phố hơn 13 triệu dân này.

Trong khi vấn đề ô nhiễm tại TP.HCM và các đô thị đang trở nên cấp bách thì đề án chuẩn hóa hệ thống thu gom rác vẫn giậm chân tại chỗ. Theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường, tối hậu thư “khai tử” loại phương tiện này của TP.HCM đưa ra từ tháng 8 năm ngoái có thể sẽ tiếp tục gia hạn.

Điều này có nghĩa, chúng ta sẽ phải chịu cảnh sống chung với hơn 2.000 chiếc xe thiếu an toàn và gây ô nhiễm này thêm một thới gian nữa.

Tồn tại này xuất phát từ công tác quản lý nhà nước còn bất cập. Cụ thể, dù thành phố luôn khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn hóa hoạt động thu gom rác.

Song, theo báo cáo của 10/24 quận, huyện, quỹ đã thống kê nhu cầu vay vốn của lực lượng thu gom rác dân lập vào khoảng 266 tỷ đồng. Trên thực tế, vốn được giải ngân lại thấp hơn nhiều, khoảng 87 tỷ đồng, do nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã không thể tiếp cận đến nguồn vốn vay.

Chưa kể, đa số các doanh nghiệp thu gom rác thuộc tỉnh nhưng chính sách vay vốn chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thành phố. Lại thêm những doanh nghiệp này xuất phát từ những hộ nghèo, không đủ điều kiện để vay vốn hoặc đã huy động được 30% số vốn nhưng vẫn không thể chuyển đổi, chỉ vì lý do Quỹ Bảo vệ Môi trường “hết vốn”; khiến nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã “dỡ khóc dỡ cười”.

Cho thấy, việc thành phố “nói” nhưng chưa đi đôi với hành động thực chất thì khó mà đạt được kết quả. Các chính sách, quy định pháp luật phải thường xuyên được đổi mới và cập nhật, để phù hợp với điều kiện thay đổi của kinh tế - xã hội.

Không chỉ thế, một số địa phương thiếu trách nhiệm khi chỉ thực hiện “qua loa, chiếu lệ”. Chẳng hạn, đề án phân loại rác tại nguồn triển khai ì ạch và kém hiệu quả.

Thậm chí người dân phân loại rác xong nhưng lực lượng thu gom lại trộn chung với rác chưa phân loại, để đỡ tốn thời gian hoặc do phương tiện không đạt chuẩn. Thí điểm từ năm 2006 đến nay khi đề án áp dụng đại trà thì đã không còn phù hợp với công nghệ xử lý rác, gây bức xúc cho cả người dân và doanh nghiệp.

Chính điều này đòi hỏi vai trò tổ chức hướng dẫn bài bản, khoa học; công tác giám sát của ban ngành thành phố, nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường phải chặt chẽ hơn nữa. Ngay cả công tác tuyên truyền đến người dân cũng không nên dừng lại ở phong trào “một sớm một chiều”.

Rác thải được coi là một vấn đề gây nhiều phiền toái tại nhiều quốc gia. Chỉ nói riêng TP.HCM, từ nay đến năm 2025, có thể mất hơn 2.000 tỷ mỗi năm để xử lý vấn đề rác thải. Trong khi, khoảng 5.000 tỷ, thành phố có thể đầu tư một nhà máy rác phát điện như Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa công suất xử lý có thể lên tới 5.000 tấn rác/ngày và công suất phát điện lên 60MW/ngày.

Vì vậy, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã chuẩn hóa hệ thống thu gom rác, tăng cường tuyên truyền trong nhân dân thì việc sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng xử lý rác hiện đại là yếu tố tiên quyết để hiện thực hóa mục tiêu “biến rác thải thành tài nguyên”./.

Theo VOVGIAOTHONG.VN

 

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận