Địa phương lựa chọn SGK: Vẫn lo ngại tính độc quyền

Bộ GD-ĐT công bố 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn, đặc biệt là việc xóa độc quyền

 

       Tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực?

      Việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) được quy định rõ tại điểm C, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục. Theo đó, UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở GDPT trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư để hướng dẫn việc lựa chọn SGK. Theo Bộ GD-ĐT, thành phần tham gia vào Hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh sẽ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, đặc biệt chiếm tỷ lệ đa số là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Việc lựa chọn SGK phải đảm bảo nguyên tắc những sách thuộc danh mục đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt, cho phép sử dụng, công khai, minh bạch. SGK được lựa chọn phù hợp với điều kiện của địa phương và điều kiện tổ chức dạy và học. Mỗi tỉnh nên chọn ít nhất 2 bộ SGK. Với TP Hà Nội, nên chọn SGK có nội dung khó hơn so với các địa phương khác.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng, việc giao cho các địa phương tự lựa chọn SGK sẽ tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực trong quá trình lựa chọn. Khi mà một nhà xuất bản (NXB) có bộ sách được phê duyệt có thể dùng nhiều “chiêu” để các địa phương lựa chọn sử dụng bộ sách của mình. Thậm chí, cũng có thể có những địa phương lại lựa chọn ra những bộ sách chưa thực sự phù hợp với điều kiện của mình. Hay quá trình kiểm tra đánh giá đối với học sinh ở mỗi địa phương qua một bộ SGK khác nhau cũng sẽ gây ra sự lúng túng trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học ở các nhà trường.

Theo ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt Úc, về nguyên tắc những bộ sách đã được thẩm định đều đạt yêu cầu nên các địa phương có lý khi sử dụng bất kỳ bộ sách nào. Tuy nhiên, sử dụng bộ nào thì còn nhiều chuyện phải nói. Khi thực hiện một chương trình, một bộ sách thì không có cạnh tranh nhưng khi thực hiện nhiều bộ sách thì sẽ có cạnh tranh mà có cạnh tranh  dễ phát sinh tiêu cực. Bởi nếu một bộ sách nào đó rất ít được sử dụng thì nhóm tác giả, NXB sẽ thua lỗ và dễ bị triệt tiêu.

TS Nguyễn Văn Cường, Đại học Potsdam, CHLB Đức - chuyên gia quốc tế, chuyên gia cố vấn xây dựng SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết ở một số quốc gia khi thực hiện nhiều bộ sách, thời gian đầu có nhiều nhóm tác giả, NXB nhưng về sau chỉ có khoảng 2-3 nhà xuất bản lớn tồn tại. “Các địa phương khi chọn sách có thể lựa chọn các tiêu chí cho riêng mình trên cơ sở sách dễ sử dụng; phù hợp mục tiêu; chất lượng về nội dung; trình bày ngôn ngữ; thiết kế phương pháp; hỗ trợ lập kế hoạch và tổ chức dạy học; hình ảnh…”- TS Cường nêu quan điểm.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, Hội đồng lựa chọn SGK lớp 1 thành phần không thể thiếu là đại diện giáo viên đang đứng lớp cấp tiểu học. Việc lựa chọn SGK môn này cũng cần có sự tham gia của giáo viên môn khác vì một cô dạy tất cả các môn. Đồng thời, học sinh có tiếng nói quyết định sự hấp dẫn của bộ SGK. Do vậy, rất nên có học sinh lớp lớn chọn SGK cho lớp bé. Như thế, các em sẽ chọn được cuốn sách thật sự yêu thích và cảm nhận được sự tôn trọng của người lớn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Việc lựa chọn SGK như thế nào Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể. Dự thảo hướng dẫn chọn SGK đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến xây dựng và dự kiến ban hành vào tháng 12/2019”.

Chú thích ảnh: Cần giám sát chặt chẽ tránh tình trạng “lợi ích nhóm”, độc quyền trong luwajc chọn SGK.Vẫn lo ngại… “độc quyền”

Mặc dù Bộ GD-ĐT vừa công bố về các SGK lớp 1 đạt yêu cầu thẩm định và được sử dụng trong các nhà trường từ năm học 2020-2021, nhưng NXB Giáo dục Việt Nam đã đi trước tiếp thị sách này đến các địa phương ngay từ đầu tháng 9/2019. Trong công văn gửi các Sở GD-ĐT ngày 9/9, NXB  giáo dục Việt Nam nêu rõ, đơn vị này có 4 bộ sách lớp 1 theo chương trình mới với 4 tên gọi khác nhau, gồm bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cùng học để phát triển năng lực; Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. NXB này bày tỏ mong muốn được phối hợp với các sở GD-ĐT trong việc tổ chức hội thảo giới thiệu sách, đào tạo, tập huấn giáo viên... Đồng thời cũng “cảnh báo” rằng: “Công ty Cổ phần Đầu tư xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) là công ty có sự tham gia cổ phần của các cá nhân nguyên là cán bộ của NXB Giáo dục Việt Nam đã nghỉ hưu; để tránh nhầm lẫn trong quá trình phối hợp triển khai công việc, chúng tôi xin được thông báo: VEPIC không phải là đơn vị thuộc hệ thống của NXB Giáo dục Việt Nam…”.

Là đơn vị tham gia xuất bản 1 bộ SGK thuộc NXB Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Bá Khánh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội nhìn nhận việc 1 chương trình nhiều SGK có rủi ro không nhỏ. Nếu hướng dẫn chọn SGK của Bộ GD-ĐT không mở, cùng với tâm lý đám đông, tâm lý e ngại sẽ dễ dẫn đến tình trạng các địa phương chỉ chọn 1 bộ SGK cho dễ quản lý. Mặc dù vậy, ông Khánh tin tưởng thông tư hướng dẫn của Bộ sẽ khắc phục được lo ngại hiện nay của dư luận là tính cục bộ, lợi ích nhóm, “áo gấm đi đêm”.

Nhìn vào danh mục SGK vừa được phê duyệt, NXB Giáo dục có đến 4 bộ SGK lớp 1 với 24 bản thảo. Như vậy có thể thấy, trong năm học 2020-2021, SGK của NXB Giáo dục vẫn tiếp tục chiếm thị phần lớn. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học chia sẻ: Tính độc quyền xảy ra khi chỉ có một bộ sách, nhưng hiện tại có nhiều bộ SGK từ nhiều nhóm tác giả khác nhau. Hơn nữa, Luật cũng không quy định địa phương lựa chọn sách theo bộ hay theo môn. Vì vậy, việc lựa chọn bộ sách vẫn phải dựa trên tính phù hợp với từng địa phương. Do đó, chúng ta không nên quá băn khoăn về tính độc quyền. Tính độc quyền sẽ được hạn chế tối đa trong thời gian tới. “Quá trình biên soạn và thẩm định được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, bảo đảm tính khách quan và minh bạch”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định./.

 

 

Có chống được độc quyền SGK? Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới, Quy định của Nghị quyết 88 của Quốc hội và của Luật Giáo dục (sửa đổi) về xã hội hóa việc biên soạn SGK là những quy định có tính nguyên tắc để chống độc quyền trong lĩnh vực biên soạn, xuất bản, phát hành SGK. Bên cạnh đó, cần có biện pháp kết hợp kinh phí ngân sách và động viên nguồn lực xã hội để thư viện trường có đủ các bộ SGK cho mỗi giáo viên, mỗi học sinh mượn, sử dụng tại lớp. Khi đó, giáo viên sẽ tham khảo/lựa chọn những bài phù hợp nhất ở những quyển SGK khác nhau để dạy cho học sinh của mình. Như vậy mới phát huy được lợi thế của chủ trương “một chương trình, nhiều SGK” như kỳ vọng bấy lâu nay. *Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương, người từng có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, quốc gia vốn có sự đa dạng SGK rất sớm, ngay từ thế kỷ 19, nếu không có cơ chế kiểm soát chéo, sự thanh tra giám sát chặt chẽ của ngành, của công luận thì sẽ dẫn đến tình trạng “đi đêm” giữa đơn vị xuất bản và đơn vị thẩm định, đơn vị tuyển chọn, dẫn đến học sinh không được học bộ sách tốt nhất. Đây là những rủi ro cần phải tính toán thật kỹ.

*Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới, Quy định của Nghị quyết 88 của Quốc hội và của Luật Giáo dục (sửa đổi) về xã hội hóa việc biên soạn SGK là những quy định có tính nguyên tắc để chống độc quyền trong lĩnh vực biên soạn, xuất bản, phát hành SGK. Bên cạnh đó, cần có biện pháp kết hợp kinh phí ngân sách và động viên nguồn lực xã hội để thư viện trường có đủ các bộ SGK cho mỗi giáo viên, mỗi học sinh mượn, sử dụng tại lớp. Khi đó, giáo viên sẽ tham khảo/lựa chọn những bài phù hợp nhất ở những quyển SGK khác nhau để dạy cho học sinh của mình. Như vậy mới phát huy được lợi thế của chủ trương “một chương trình, nhiều SGK” như kỳ vọng bấy lâu nay.

 *Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương, người từng có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, quốc gia vốn có sự đa dạng SGK rất sớm, ngay từ thế kỷ 19, nếu không có cơ chế kiểm soát chéo, sự thanh tra giám sát chặt chẽ của ngành, của công luận thì sẽ dẫn đến tình trạng “đi đêm” giữa đơn vị xuất bản và đơn vị thẩm định, đơn vị tuyển chọn, dẫn đến học sinh không được học bộ sách tốt nhất. Đây là những rủi ro cần phải tính toán thật kỹ.

 

 
Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, trong tháng 12/2019 sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK lớp 1. Sau khi các địa phương hoàn thành việc lựa chọn SGK lớp 1, các NXB có SGK lớp 1 được những địa phương lựa chọn sẽ phối hợp tập huấn sử dụng SGK cho tất cả các giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 – 2021, hoàn thành trước ngày 30/6/2020, để chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2020-
 

Bình luận

    Chưa có bình luận