lặp lại và người dân sẽ còn lãnh đủ. Như vậy gốc rễ vấn đề sẽ vẫn là quản trị công.
“Thứ 5, về vấn đề pháp luật, liệu có ai trong những người bị ảnh hưởng bởi sự cố nước sông Đà kiểm tra lại hợp đồng mua nước của mình và tìm trong hợp đồng có điều khoản nào về việc bảo vệ người dân trong tình huống vừa rồi không? Thực tế, dựa vào hợp đồng, người dân khó kiện công ty cấp nước”, vị luật sư cho hay.
Vụ kiện tập thể có khả thi?
Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, trong khuôn khổ Luật Bảo vệ người tiêu dùng, không cần căn cứ theo hợp đồng, miễn là sản phẩm nào đó gây hại thì người tiêu dùng có thể kiện.
Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng: “Luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến hàng triệu người tiêu dùng chứ không phải một cá nhân cụ thể. Vậy có làm được một vụ kiện tập thể như vậy không? Ai sẽ đứng ra?...”
Vị luật sư này cũng cho rằng, truyền thông cũng đã vào cuộc trong vụ khủng hoảng nước sạch sông Đà, song nó giống như đợt sóng cao trào rồi lặng dần: “Hết gió hết bão đâu lại vào đó để chờ một đợt sóng mới là một vụ “Rạng Đông” hay một vụ “Sông Đà” tiếp theo, chúng ta mới lại có sóng dư luận”.
Rõ ràng hàng triệu người dân không có sự lựa chọn nếu nguồn nước cung cấp cho khu vực đó gặp sự cố hay bị nhiễm độc.
Ông Lập cho rằng, qua sự việc này cần hoàn thiện quy chế và luật về bảo vệ quyền lợi tiêu dùng. Đây là lúc cần sức ép dư luận và người dân phải lên tiếng mạnh mẽ các nhà làm luật phải hành động: “Chính quyền phải có phương án bảo vệ nguồn nước, Nhà nước phải có biện pháp bảo vệ an ninh nguồn nước vì nó ảnh hưởng tới sinh mạng của cả triệu người”./.
Nguyễn Quỳnh-Thiên Bình/VOV.VN