Hà Nội có nguy cơ 'vỡ trận' quy hoạch đô thị?

Chừng nào, việc quy hoạch chưa được làm nghiêm túc, trách nhiệm thì những đô thị biến dạng, "vỡ trận" về hạ tầng giao thông, đô thị sẽ còn tiếp diễn...

Có thể nói chưa bao giờ quy hoạch, chất lượng của quy hoạch đô thị tại Thủ đô Hà Nội lại được quan tâm nhiều đến thế. Từ nghị trường Quốc hội đến thực tiễn phố phường, chủ trương điều chỉnh các khu đô thị, dự án...đã chứng minh sự lo ngại của các đại biểu Quốc hội, của người dân trước thực trạng Hà Nội có thể “vỡ trận” quy hoạch đô thị là hoàn toàn có cơ sở.


“Chỗ này do điều kiện kinh tế không có, nên mình phải mua thôi, chứ ở đây rất đông đúc, ngột ngạt. Không khí thì do nó chật chội quá nên nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi. Mật độ dân cư đông và trước sức ép nhu cầu sử dụng dẫn đến tình trạng quá tải, nước nôi thì đôi khi cũng rất khan hiếm”, anh Long nói.Nhếch nhác, bụi bặm, nhà cao tầng chất đống là những gì có thể nói về Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Sau 10 năm được mang tên là một trong hai khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước, Linh Đàm hôm nay đang biến dạng từng ngày. Phía sau những vườn hoa cây xanh ít dần theo thời gian, là những khối bê tông khổng lồ dồn nén hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị.
Đơn cử như tại khu HH, lô CC6 chỉ trên một diện tích nhỏ, nhưng có đến 12 tòa nhà cao từ 35 đến 40 tầng đã đẩy mật độ dân số ở đây vào diện cao nhất thành phố. Nếu như năm 2013, dân số phường Hoàng Liệt chỉ khoảng 3,5 vạn người thì nay đã tăng lên 8 vạn người (tương đương số dân của 3 phường). Theo anh Trần Văn Long, trú tại tòa nhà HH1A, dù biết quá tải, ngột ngạt, nhưng vì điều kiện kinh tế nên gia đình chỉ biết chấp nhận.

Thống kê cho thấy, hai bên tuyến đường Lê Văn Lương (đoạn đường Láng đến Ngã Tư Hoàng Minh Giám) dài hơn 1km, nhưng có khoảng 40 tòa chung cư cao tầng chất đống. Số lượng chung cư nhiều đã “đẩy” dân số của phường Nhân Chính tăng từ 23.000 người (năm 2010) lên 43.000 người (năm 2018). Và dĩ nhiên, mọi ngõ ngách tại khu vực này và tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương luôn trong tình trạng quá tải.Tương tự, tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, việc “thả phanh” cho quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, nhồi nhét nhà cao tầng cũng đang biến bộ mặt đô thị ở đây “méo mó”.

“Những dãy nhà cao tầng bên đường Lê Văn Lương gây áp lực lớn đối với hạ tầng, sinh hoạt của người dân...”, ông Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân cho biết.
Ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng cho rằng, quy hoạch đô thị đang là một trong những vấn đề yếu kém nhất của Hà Nội hiện nay.Khu đô thị Linh Đàm hay tuyến đường Lê Văn Lương chỉ là hai trong rất nhiều địa chỉ điển hình cho bất cập, méo mó về quy hoạch đô thị tại Hà Nội. Thời gian gần đây, những chủ trương điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Ciputra hay xây dựng bãi xe ngầm tại công viên Cầu Giấy đã làm “nóng” dư luận Thủ đô.

“Cơ quan quản lý nhà nước phải xác định được rằng quy hoạch ở đây là bất ổn, lợi ích công tư không được công bằng. Tài sản công dần dần bị thôn tính...”, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh nói.

Rõ ràng, chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đang là một trong những tồn tại của đô thị Hà Nội hiện nay. Chừng nào, vấn đề nay chưa được nhìn nhận một cách nghiêm túc và trách nhiệm thì thực trạng các khu đô thị biến dạng, "vỡ trận" về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị sẽ còn tiếp diễn.../.

(Theo Huy Nam/VOV.VN)

 

Bình luận

    Chưa có bình luận