Sau thiên tai, bão lũ, ngoài công tác khắc phục, tái thiết hỗ trợ người dân ở những nơi chịu ảnh hưởng, vẫn còn đó không ít sự tiếc nuối, xót xa trước mất mát về tính mạng con người, đặc biệt là với trẻ em.
Chính vì vậy, công tác tập huấn, trang bị kỹ năng sinh tồn cho trẻ em các địa phương thường xuyên gặp thiên tai không thể xem nhẹ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tap.
Về vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia bảo vệ trẻ em, bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH).
Theo kinh nghiệm làm việc với các địa phương thường xuyên bị tác động của thiên tai, trẻ em tại những nơi đó đã hiểu và nắm được kĩ năng sinh tồn cần thiết hay chưa? Tỷ lệ các em biết kĩ năng này có cao hay không?
Trong suốt cuộc đời làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì bản thân tôi đã đi rất nhiều địaphương bị thiên tai, thảm họa để làm công tác phòngngừa và cứu hộ.
Trước đây tôi cũng là tác giả của một cuốn sổ tay hỗ trợ kỹ năng sinh tồn, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, thảm họa và được Tổ chức cứu trợtrẻ em Hoa Kỳ xuất bản, thì tôi có thể đưa ra nhận xét như thế này.
Tỷ lệ trẻ em ở Việt Nam có kỹ năngsinh tồn ở các vùng thường xuyên bị thiên tai rất thấp. Qua các số liệu thống kê hàng năm thì chúng ta lại càng thấy rõ, vì hiện nay mỗi năm có hơn 2000 trẻem bị tử vong do đuối nước. Đấy là với một vấn đề.
Còn trong câu chuyện có thiên tai thảm hoạ xảy ra, đặc biệt gần đây qua cơn bão số 3 Yagi và các trậnmưa lũ vừa qua thì thấy là nguy cơ cao bị thiếu hụt kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong thiên tai, thảm họa kể cả người lớn, kể cả lãnh đạo địa phương chứ không phải chỉ riêng trẻ em còn rất thấp, người lớn thì thiếu kỹ năng, còn chủ quan và hô hào khẩu hiệu là chính, còn trẻ em thì không được đào tạo, không được huấn luyện.
Công tác hướng dẫn cho trẻ em và phụ huynh/người giám hộ gặp khó khăn gì không? Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới khó khăn đó?
Vấn đề này tôi có thể trả lời được ngay vì tôicũng đã có 7 năm làm Giám đốc dự án phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em của Việt Nam, thì các địaphương còn gặp rất nhiều khó khăn. Tại vì hệ thống nhà trường là quan trọng nhất và cả giáo dục giađình nữa.
Nguyên nhân là do thiếu hụt tài chính, cóthể thiếu sự quan tâm, cho nên là hầu hết gia đình, đặc biệt là vùng mà có nguy cơ thiên tai, thảm họa thìlà người nghèo, thu nhập thấp. Cho nên họ phải lao tâm vào công việc kiếm sống, kiếm tiền.
Thế còn các nhà trường đang bị chệch hướng, nhồi nhét kiếnthức nhiều quá mà những kỹ năng sinh tồn, các kỹnăng sống bị coi nhẹ, không có tài liệu, không cógiáo viên để dạy vấn đề này, rồi các chương trình mởlớp thì toàn là toán, lý, hóa, nhồi nhét chứ các kỹnăng sinh tồn, kỹ năng an toàn, kỹ năng thoát hiểm, đặc biệt là phòng, chống thiên tai, thảm họa thì hầu như không có, hoặc là rất thấp.
Vấn đề thứ hai, đó là sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo địa phương và những địa phương có nguy cơ thiên tai, thảm họa thường xuyên xảy ra.
Chúng ta thấy rằng các chỉ đạo bảo vệ trẻ em hoặc phòng thiên tai thường là phải phòng ngừa chứ không phải đi cứu hộ, rất nguy hiểm, rất thiệt hại mà cuối cùng kết quả không cao và thiệt hại rất nặng nề.
Ông có đề xuất và khuyến cáo nào tới cácđịa phương để nâng cao hiệu quả công tác tập huấn kĩnăng sinh tồn cho trẻ trong thiên tai? Đâu là những viêccần làm ngay để nếu thiên tai tiếp tục xảy ra, tỷ lệ trẻem thiệt mạng do thiên tai được kéo giảm?
Chính phủ thì đã có kế hoạch tổng thể rồi, có chương trình, kế hoạch phòng ngừa nhưng cụ thể ở đây thì lại phụ thuộc vào địa phương, phụ thuộcvào các vùng, miền có nguy cơ cao. Cho nên tôi đề nghị chính quyền địa phương, đặc biệt những vùng có nguy cơ cao là phải có sự chủ động và có chương trình đặc trưng cụ thể cho địa phương, vùng miềnmình.
Trước mắt chúng ta thấy vấn đề phòng, chống đuối nước đó chỉ là một cái chung thôi, còn phải cómột chương trình truyền thông giáo dục sâu rộng, nâng cao nhận thức lãnh đạo địa phương có nguy cơ và theo từng loại hình của thiên tai, thảm họa, đào tạo về quyền sống còn của trẻ em trong thiên tai, thảm họa, sự an toàn của trẻ em rồi đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, phát hiện sớm, phòng ngừa sớm, khả năng khắc phục và chống chọi ra làm sao, rồi lên các bản đồ có nguy cơ, cư trú an toàn như thế nào.
Cũng phải chủ động các chương trình tập huấn cho trẻ em, trong các nhà trường là phải có tài liệu, sự hỗ trợ, kể cả hệ thống công lập và tư thục.
Các em phải biết bảo vệ sách vở, cho vào chum vại thế nào, đậy làm sao thì sách vở không bị ướt, rồi các kỹ năng tích trữ đồ đạc, nước uống nếu bị cô lập, rồi những huấn luyện cơ bản thành thục như là phát hiện nguy cơ thế nào, kỹ năng bơi lội cứu đuối ra làm sao, kỹnăng sinh tồn trong trường hợp bị cô lập, và cuối cùng là kỹ năng thoát hiểm.
Cùng đó là hệ thống y tế, chúng ta biết là tất cả các thiên tai, thảm họa thì sau đó là bệnh tật, là dịch bệnh, là tai nạn thương tích. Cho nên hệ thống y tế làm thế nào có những kỹ năngứng phó và giải quyết hậu quả sau thiên tai, thảmhọa.
Xin cảm ơn ông.
Theo VOV.VN