Tuy nhiên các lễ hội truyền thống ở nước ta sẽ còn tiếp diễn đến hết tháng ba âm lịch, do đó vẫn nguy cơ tiềm ẩn TNGT.
Chia sẻ với VOV Giao thông, Đại úy Nguyễn Hoàng Ninh, Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội cho biết, hiện đơn vị vẫn tiếp tục duy trì tuyến tuần tra kiểm soát, đảm bảo giao thông và xử lý các vi phạm; điều tiết giao thông xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm và các di tích, đền/chùa; đặc biệt tiếp tục duy trì 2 ca/ngày để xử lý các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn. Nhờ xử lý nghiêm nên trong 1 năm qua trên địa bàn Hoàn Kiếm không xảy ra vụ va chạm giao thông nào liên quan đến nồng độ cồn.
"Trong 7 ngày tết riêng Đội CSGT số 1 xử lý được 67 trường hợp (trong đó có 1 ô tô và 66 xe máy), sau tết tỷ lệ vi phạm nồng độ cồn đã giảm rõ rệt. Nếu như trong dịp tết mỗi ca xử lý được từ 10-15 trường hợp nhưng hiện tại kiểm tra 400-500 trường hợp xe máy chỉ phát hiện có 2-3 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ quyết tâm, quyết liệt xử lý nghiêm, triệt để những trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành của người dân đã uống rượu bia thì không lái xe", Đại úy Nguyễn Hoàng Ninh cho biết.
Theo Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) hiện nay ngoài việc bố trí lực lượng, phương tiện tăng cường hướng dẫn, điều tiết phòng ngừa ùn tắc giao thông, đơn vị còn thường xuyên bố trí lực lượng TTKS kiểm tra, xử lý các hành vi phạm về TTATGT, đặc biệt là tăng cường xử lý người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn nhằm phòng ngừa tai nạn giao thông.
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, nhiều chốt kiểm tra nồng độ cồn đã được lập trên các tuyến QL qua địa bàn thành phố Hải Dương, TP Chí Linh và các tuyến đường tỉnh lộ kết nối với Hải Dương; đặc biệt từ đầu tuyến QL18 – điểm vào Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, lực lượng CSGT không chỉ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn đối với các phương tiện xe ôtô con mà kiểm tra tất cả các phương tiện xe khách, xe du lịch chở khách đi du xuân.
Thượng tá Nguyễn Lương Trọng, Phó Trưởng Phòng CSGT – Công an tỉnh Hải Dương cho biết, từ trước tết nguyên đán đến nay đơn vị đã duy trì toàn bộ lực lượng tuần tra kiểm soát 24/24h không ngày nghỉ, tập trung kiểm tra tất cả các tuyến từ huyện lộ, tỉnh lộ đến QL và phối hợp với các lực lượng sở tại xử lý các vi phạm nồng độ cồn: "Chúng tôi phối hợp với các lực lượng đặc biệt là công an xã/phường, công an huyện, các lực lượng cảnh sát sơ động và cảnh sát điều tra để phối hợp xử lý ngay trên đường. Nếu các đối tượng có biểu hiện say xỉn chống đối lực lượng thực thi nhiệm vụ và có bằng chứng nếu xét thấy có thể khởi tố vụ án chúng tôi sẽ khởi tổ và đưa ra xét xử công khai trước pháp luật.
Từ đó tạo ra tính răn đe cho tất cả các đối tượng có sử dụng chất kích thích như rượu, bia, chất ma túy điều khiển phuong tiện tham gia giao thông".
ũng theo Thượng tá Nguyễn Lương Trọng, công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn không chỉ tập trung trong dịp tết mà là nhiệm vụ xuyên suốt, liên tục trên toàn bộ địa bàn, từ cấp phường/xã trở lên, từ đó dần nâng cao ý thức, tạo thói quen đã sử dụng rượu bia không lái xe.
Là địa bàn có tuyến QL1A, đường mòn Hồ Chí Minh và một số tuyến QL trọng điểm đi qua, lực lượng CSGT - Công an tỉnh Quảng Bình cũng đang bố trí hàng chục tổ công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến QL, đường mòn và các tổ 141-QB kiểm tra lưu động trên địa bàn các huyện về nồng độ cồn, đảm bảo khép kín địa bàn 24h/24h. Đặc biệt lực lượng chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình thực hiện tốt tinh thần nêu gương, đi đầu chấp hành nghiêm đã uống rượu bia là không lái xe.
Thượng tá Đinh Cao Quang, Trưởng Phòng CSGT – Công an tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh: "Xác định vi phạm nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT, Xác định vi phạm nồng độ cồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT, chúng tôi chủ động tuyên truyền và tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, huy động tối đa lực lượng, phương tiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo công tác TTKS khép kín địa bàn, không chỉ trên các tuyến QL mà còn trên các tuyến giao thông nông thôn, đường liên thôn, liên xã, từ đó hạn chế tối đa TNGT do sử dụng rượu bia."
Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết TNGT, Cục CSGT khẳng định, công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông:
"Thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm chuyên đề người điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma túy quyết tâm hình thành bằng được thói quen, văn hóa “Đã uống rượu bia không lái xe”. Quá trình xử lý vi phạm triệt để, không né tránh với tinh thần thượng tôn pháp luật không có vùng cấm, không có ngoại lệ."
Hiện nay Cục CSGT vẫn tiếp tục bố trí các tổ công tác tại 58 địa phương, với nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phối hợp cùng các đơn vị liên quan trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT; đặc biệt là tập trung kiểm soát, phát hiện, xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn, góp phần đưa Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội trong việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Hoàng Hà/VOV-Giao thông