Tiếp tục và mở rộng đối tượng được hỗ trợ gạo để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt 171.025 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho các hộ nghèo thuộc 61 huyện nghèo.

 

Theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ – CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, số địa phương được hỗ trợ: 06 tỉnh ( 31 huyện), gồm: Hà Giang ( 06 huyện), Thanh Hoá (06 huyện), Bắc Giang ( 02 huyện), Bắc Kạn ( 08 huyện), Sơn La ( 05 huyện), Nghệ An ( 04 huyện). Đối tượng được trợ cấp, gồm: Hộ nghèo thuộc xã khu vực II, khu vực III tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thay thế nương rẫy trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực; hộ nghèo thuộc huyện 30a nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ miền núi đang cư trú hợp pháp tại địa phương tự nguyện trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy. Mức trợ cấp, 15 kg gạo/khẩu/tháng thời gian tối đa không quá 7 năm.

Đến nay số hộ nghèo, dân tộc thiểu số được hỗ trợ: 745.745 lượt hộ; số khẩu được hỗ trợ: 2.758.867 lượt khẩu; diện tích rừng được khoán bảo vệ: 2.132.838 lượt ha; diện tích rừng được trồng, chăm sóc: 130.102 ha. 

Vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là nơi chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi có địa hình phức tạp, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Vì vậy, kinh tế của đồng bào còn khó khăn, đa số là hộ nghèo, hộ cận nghèo, tình trạng thiếu lương thực xảy ra quanh năm. Việc hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia giải quyết ngay được tình trạng thiếu lượng thực, bảo đảm ổn định đời sống và giúp người dân yên tâm sản xuất. 

Cần phát huy chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ và chăm sóc rừng: việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia được người dân và chính quyền các địa phương nhiệt tình ủng hộ; mang lại hiệu quả thiết thực về mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng; người dân vùng cao được hỗ trợ gạo đã làm thay đổi tập quán từ khai thác gỗ, phá rừng sang trồng, giữ rừng, sử dụng sản phẩm từ rừng trồng để thay thế cây rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ rừng, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng; thu hút được các hộ gia đình trên địa bàn tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm việc làm, thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, hạn chế tình trang di dân, di cứ bất hợp pháp, bảo đảm an sinh xã hội; giảm bớt áp lực do người dân phá rừng lấy đất sản xuất; giãn tiếp thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia là phòng ngừa hậu quả thiên tại. Việc hỗ trỡ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đã làm tăng độ che phủ, bao vệ môi trường làm hạn chế lũ lụt, sản lở, thông qua đó nhằm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia là: phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, phục vụ an ninh, quốc phòng

Chính sách này hiện chỉ mới thực hiện tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện có 28 tỉnh có nhu cầu đề nghị trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia, gắn với bảo vệ và phát triển rừng, gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Cà Mau. Tổng lượng gạo được đề xuất cấp hỗ trợ cho 5 năm (2021-2025) là 462.981 tấn, bình quân 92.596 tấn/năm.Tổng số hộ nghèo tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng: khoảng trên 261 nghìn hộ/năm. Tổng số nhân khẩu tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng: khoảng trên 1,2 triệu nhân khẩu/năm.Tổng diện tích rừng được trồng: 94.778 ha.Diện tích rừng được bảo vệ hàng năm: 1.219.350 ha.

Đây là chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của  đồng bào nghèo ở khu vực nông thôn miền núi, góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, vì vậy cần được tiếp tục và mở rộng đối tượng được trợ cấp. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia góp phần thực hiện kết luận 65 – KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;  Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 29/6/2020 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận