Để phát minh, sáng chế không đóng khung trong phòng thí nghiệm nhà trường

Số lượng sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học đăng ký xác lập bảo hộ quyền sáng chế còn thấp, ảnh hưởng đến quá trình thương mại hóa và tái đầu tư cho NCKH.

 

Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận gần 94 nghìn đơn đăng ký sở hữu trí tuệ và cấp bằng sáng chế và đã cấp bằng bảo hộ cho 33.924 đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trong số này, số đơn sáng chế của người Việt chiếm khoảng 14 - 15% tổng số đơn đăng ký; số bằng bảo hộ chiếm khoảng 10 - 11%.

Con số này là khá thấp khi các Viện nghiên cứu, trường Đại học của Việt Nam hằng năm thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học và phát minh ra nhiều sáng chế.

Mặc dù gia tăng về số lượng, nhưng hiện nay mới chỉ có 5 - 7 sản phẩm đang được khai thác thương mại, trên tổng số 29Mặc dù gia tăng về số lượng, nhưng hiện nay mới chỉ có 5 - 7 sản phẩm đang được khai thác thương mại, trên tổng số 29 bằng độc quyền sở hữu trí tuệ.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Trang- Giám đốc Trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ĐH quốc gia Tp.HCM cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Năm 2019, Cục sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận gần 94 nghìn đơn đăng ký sở hữu trí tuệ và cấp bằng sáng chế và đã cấp bằng bảo hộ cho 33.924 đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trong số này, số đơn sáng chế của người Việt chiếm khoảng 14 - 15% tổng số đơn đăng ký; số bằng bảo hộ chiếm khoảng 10 - 11%.

Con số này là khá thấp khi các Viện nghiên cứu, trường Đại học của Việt Nam hàng năm thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học và phát minh ra nhiều sáng chế.

Thạc sĩ Nguyễn Minh Trang- Giám đốc Trung tâm sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ĐH quốc gia Tp.HCM cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: "Đầu tiên, các thầy cô chưa quan tâm lắm đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ. Các thầy cô đa số hướng tới đăng ký các bài báo nhiều hơn là đăng ký sáng chế và sở hữu trí tuệ.

Thời gian chờ đợi để được cấp bằng sáng chế có thể kéo dài đến 2 năm, lâu hơn nhiều so với thời gian để công bố các bài báo. Thứ hai, khi tiến hành các thủ tục đăng ký, quy chế, quy định khi xây dựng hồ sơ có nhiều khó khăn, việc chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu của thẩm định viên mất nhiều thời gian, công sức".

Trong 5 năm gần đây, số lượng bằng độc quyền sở hữu trí tuệ của trường ĐH khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tăng khoảng 30%.

Chỉ tính riêng năm 2020, trường có 11 bằng độc quyền sở hữu trí tuệ được cấp, trong đó có 5 bằng độc quyền sáng chế và 6 bằng giải pháp hữu ích. Mặc dù gia tăng về số lượng, nhưng hiện nay mới chỉ có 5 - 7 sản phẩm đang được khai thác thương mại, trên tổng số 29 bằng độc quyền sở hữu trí tuệ.

Theo PGS.TS Trần Quốc Bình - Trưởng phòng Khoa học và công nghệ, Đại học khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, sở dĩ còn có thực trạng này, hiện nay vẫn còn một số nhà khoa học coi đăng ký sở hữu trí tuệ như đích đến cuối cùng để nghiệm thu đề án chưa chú trọng đến việc sử dụng, khai thác những sản phẩm trí tuệ như thế nào sau khi đề tài dự án kết thúc.

Ngoài ra, còn do một số yếu tố khách quan, PGS-TS Trần Quốc Bình nhấn mạnh: "Hiện nay chưa có những tổ chức trung gian hoạt động hiệu quả trong việc giúp tìm kiếm thị trường và thương mại hóa các sản phẩm sở hữu trí tuệ.

Các doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển, chưa chú trọng đến các sản phẩm trí tuệ ở trong nước".

Trong khi đó, quy định hiện nay về việc đăng ký văn bằng bảo hộ đối với những sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế được tạo ra từ ngân sách Nhà nước còn có một số bất cập. Đơn vị trực tiếp thực hiện các sáng tạo kiểu dáng công nghiệp đa phần là các trường ĐH, các Viện nghiên cứu lại không được quyền đăng ký văn bằng bảo hộ.

Ông Nguyễn Văn Bảy - Trưởng phòng Pháp chế - Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ cho biết những bất cập của văn bản pháp luật hiện hành: "Nếu pháp luật quy định quyền đăng ký thuộc về chủ đầu tư là các cơ quan Nhà nước thì các cơ quan Nhà nước không dễ dàng triển khai thương mại hóa và không tạo động lực cho các cơ quan chủ trì có thể thực hiện thương mai".

PGS-TS Phan Tiến Dũng- Phó Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, năm 2020, số lượng các sáng chế của Viện hàn Lâm khoa học Việt Nam đã tăng gấp 7 lần so với 10 năm trước. Trung bình mỗi năm Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam có khoảng 50 sáng chế và giải pháp hữu ích.

Để thúc đẩy hoạt động đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học tại các Viện/ Trường trong cả nước, theo PGS-TS Phan Tiến Dũng cần xây dựng những chính sách và hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về quyền sở hữu trí tuệ: "Chính sách của Nhà nước tạo ra một hệ sinh thái sáng tạo tốt ở đó, giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ cho các Viện nghiên cứu, trường ĐH chủ trì để họ xúc tiến thương mại hóa các sản phẩm. Cần có sự tiếp xúc giữa các nhà khoa học và doanh nghiệp để có khách hàng cụ thể, tạo lòng tin với nhau và có nhiều sản phẩm thương mại hóa".

Trong Dự thảo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi đang được Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến có đề xuất chuyển quyền đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, thiết kế được tạo ra từ ngân sách Nhà nước cho các Viện nghiên cứu, trường đại học thay vì các chủ đầu tư như trước đây nhằm tạo động lực cho công tác thương mại hóa các sáng chế.

Hiện nay, số lượng các phát minh, sáng chế trong các Viện nghiên cứu, trường Đại học của Việt Nam có tiềm năng rất lớn.

Để tránh lãng phí tiềm năng trí tuệ của các nhà khoa học, ứng dụng những thành quả này vào cuộc sống, rất cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các sản phẩm trí tuệ, tạo động lực cho các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận có nhan đề: Cởi mở tư duy, cởi trói cơ chế

So với thời điểm cách đây hơn 3 năm khi vấn đề đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học được đưa ra, đã có thêm nhiều điều kiện thuận lợi xuất hiện: Xu hướng hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo ngày càng mạnh mẽ, cho phép các trường đại học huy động, tận dụng được nguồn lực chất xám trên thế giới.

Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với các sản phẩm khoa học công nghệ ngày càng cao hơn dưới áp lực của nền kinh tế số; Quan điểm, triết lý giáo dục đào tạo trong nước cũng có sự dịch chuyển tích cực theo thời gian, tạo đà cho các hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, trong hơn 3 năm đó, số sản phẩm khoa học công nghệ từ các nhà trường phát huy giá trị thương phẩm vẫn chưa đáng là bao. Công trình nhiều nhưng khó khăn trong đăng ký sở hữu trí tuệ, khó khăn trong việc đem ra thị trường đang ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của bản thân hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.

Trong khi, doanh nghiệp thời nào cũng luôn muốn tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, ưu tiên sử dụng những sản phẩm có tính ứng dụng cao, chi phí thấp, dù từ nguồn cung trong hay ngoài nước.

Sản phẩm trí tuệ của các trường đại học dù có hàm lượng chất xám cao, nhưng có thể chưa trúng với nhu cầu của họ, và chưa rõ ràng về tỉ lệ phân chia giá trị thương phẩm nếu có, khiến doanh nghiệp lăn tăn.

Để tháo gỡ vấn đề này, trước hết, như nguyện vọng của nhiều nhà trường, cần có một bộ phận trung gian kết nối giữa người làm ra sản phẩm trí tuệ và người bỏ tiền đầu tư, khai thác.

Tư duy khoa học hoàn toàn khác với tư duy kinh tế thị trường, nên không thể bắt các nhà khoa học tính toán cách kiếm được tiền từ các phát minh, sáng chế.

Ngược lại, cũng không thể yêu cầu chủ doanh nghiệp phân tích, định giá hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm để quyết định mức đầu tư.

Các trung tâm chuyển giao công nghệ - với những người vừa am hiểu căn bản về khoa học, vừa có kiến thức về kinh tế, sẽ kết nối nhu cầu và đòi hỏi giữa hai bên, để các phát minh bám sát đời sống và có triển vọng đầu tư ngay từ ý tưởng.

Cũng thông qua những trung tâm này, cơ chế đặt hàng của xã hội đối với các nhà khoa học sẽ có điều kiện nhân rộng hơn, vừa đảm bảo tính thương phẩm của các sản phẩm trí tuệ, vừa tác động ngược trở lại, tăng hấp lực cho hoạt động nghiên cứu, phát minh sáng chế đối với giới khoa học.

Nhưng để doanh nghiệp quan tâm, “đỡ đầu” những phát minh sáng chế trong trường đại học, lại không thể kêu gọi suông, mà cần một sự khích lệ đủ lớn.

Bởi rõ ràng nếu đặt trong sự so sánh về tính kinh tế giữa việc đầu tư cho nghiên cứu trong nước với việc bỏ tiền ra mua các sản phẩm có sẵn của nước ngoài, thì doanh nghiệp rất khó tìm thấy lý do ưu tiên sản phẩm nội.

Trừ khi, Nhà nước cho họ lý do từ ưu đãi về thuế sử dụng đất và một số thuế, phí liên quan, như một cách bù đắp, nhằm khuyến khích sử dụng sản phẩm trí tuệ “Made in Việt Nam”.

ĐNguyện vọng của nhiều nhà trường là cần có một bộ phận trung gian kết nối giữa người làm ra sản phẩm trí tuệ và người bỏ tiền đầu tư, khai thác (Ảnh: Viện tế bào gốc).

Ngoài ra, muốn bứt tốc hoạt động chuyển giao công nghệ trong nhà trường, cũng cần tăng tốc sự dịch chuyển tư duy của ngành giáo dục và những người đứng đầu các trường đại học. Cơ chế đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ cần đẩy mạnh ngay trong nội bộ ngành trước khi trông chờ xã hội.

Cơ chế bổ nhiệm người đứng đầu trường đại học cần ưu tiên nhiều hơn đến năng lực quản trị, đảm bảo cả 2 trụ cột cho các nhà trường là “đào tạo” và “nghiên cứu khoa học”, thay vì chỉ chú trọng phần truyền bá tri thức.

Sự phối hợp giữa các viện, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của nhiều trường cần thường xuyên và hiệu quả hơn, để cho ra những sản phẩm đủ tầm, hội tụ được chất xám của nhiều nhà khoa học hàng đầu trong mỗi lĩnh vực, thay vì các phòng thí nghiệm “đèn trường nào trường ấy rạng”.

2/3 tổng số sản phẩm khoa học công nghệ thuộc ngành Giáo dục, đó là một tiềm năng vô cùng lớn. Nhưng để biến tiềm năng thành giá trị, thì ngoài sự cởi mở, năng động trong tư duy của cả hai bên, rất cần cởi trói về cơ chế, để tạo đà cho doanh nghiệp và viện nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ở các nhà trường hợp tác chặt chẽ, song hành được cùng nhau./.

Theo VOVGIAOTHONG.VN

 

Bình luận

    Chưa có bình luận