Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Phải quan tâm hơn đến vấn đề bản quyền

Tối 6/12, trận Việt Nam - Lào tại giải AFF Cup gây xôn xao vì trong phần hát Quốc ca mở đầu trận đấu, khán giả theo dõi trên kênh YouTube không nghe được bài Tiến quân ca. Cộng đồng mạng cho rằng, BH Media can thiệp bản quyền dẫn tới sự cố trên. Dưới đây là quan điểm của Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

 

Tối 6/12, trận Việt Nam - Lào tại giải AFF Cup gây xôn xao vì trong phần hát Quốc ca mở đầu trận đấu, khán giả theo dõi trên kênh YouTube không nghe được bài Tiến quân ca. Cộng đồng mạng cho rằng, BH Media can thiệp bản quyền dẫn tới sự cố trên. Dưới góc độ pháp lý, Luật sư có thể cho biết, BH Media có quyền can thiệp vụ việc này không? Liệu Next Media phòng xa như thế này có phải là tránh bị mất doanh thu?

Pháp luật hiện hành không có quy định về vấn đề này, việc phát sóng, truyền đạt  trận đấu đến công chúng như thế nào là phụ thuộc vào thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp bản quyền và đơn vị phát sóng, truyền đạt trận đấu đến công chúng. Theo thông tin đại diện BH Media cung cấp trên báo chí thì BH Media không liên quan đến vụ việc mà do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng phần “Tiến quân ca” để phòng xa. Và việc phòng xa này có thể hiểu là việc tránh không bị xác nhận bản quyền âm nhạc, không bị mất doanh thu. Xét về góc độ pháp lý và kinh tế, thì đây là việc làm “khôn ngoan” của các kênh youtube. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây ra sự phản cảm, ảnh hưởng đến lòng tự hào dân tộc, gây bức xúc trong dư luận.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ nếu bất k ai bỏ tiền, thời gian, công sức, k thuật để sản xuất bản ghi (mà đã thanh toán quyền tác giả) thì là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi; bất k ai sử dụng bản ghi đó thì phải xin phép nhà sản xuất. Sự việc lần này cho thấy điều gì, thưa luật sư?

Qua vụ việc này, chúng ta cần phải có sự phân định rõ giữa rõ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Gia đình nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng bài hát Tiến quân ca (Quốc ca) cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam, có thể nói bài hát này là của toàn dân, ai cũng có quyền sử dụng. Tuy nhiên, đối với các tổ chức, cá nhân đã đầu tư kỹ thuật, tài chính để sản xuất, tạo ra các bản ghi âm, ghi hình của bài tiến quân ca, thì họ sẽ được pháp luật bảo hộ các quyền đối với “các bản ghi âm, ghi hình” đó, và đây gọi là quyền liên quan đến quyền tác giả.  Các tổ chức, cá nhân sử dụng, truyền đạt các bản ghi âm, ghi hình này đến công chúng thì phải được sự đồng ý của các cá nhân, tổ chức là chủ sỏ hữu của bản ghi này.

Có thể thấy, vấn đề bản quyền nói chung và vấn đề trong môi trường số, trên mạng internet nói riêng đang ngày càng được kiểm soát và kiểm duyệt chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu cho các đoàn thể thao Việt Nam, các ban tổ chức các giải đấu thể thao, không nên tùy tiện sử dụng các bản ghi, mà phải quan tâm hơn đến vấn đề  bản quyền, sử dụng các bản ghi có bản quyền, ngay cả đối với Quốc ca.

Mặt khác, hiện nay có rất nhiều các bản ghi Quốc ca do các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất. Do đó, để tránh việc vi phạm bản quyền, thì các cơ quan chức năng cũng nên nghiên cứu, xem xét, để sản xuất và công bố những bản ghi Quốc ca chuẩn, thuộc sở hữu toàn dân, để chúng ta có thể sử dụng trong các nghi lễ, hoạt động cộng đồng mà không lo ngại vấn đề bản quyền, và tránh được các vụ việc đáng tiếc tương tự.

Xin cảm ơn luật sư!./.

Ánh Phương thực hiện

 

Bình luận

    Chưa có bình luận