Thật - giả mua bán hàng qua mạng

Các sàn thương mại điện tử đang tồn tại nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho kẻ gian hoạt động.

 

Dù các sàn thương mại điện tử khẳng định đã áp dụng nhiều giải pháp sàng lọc hàng gian, hàng giả với mục tiêu "chỉ bán hàng chính hãng đến người dùng", nhưng kênh bán hàng này đang tồn tại nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho kẻ gian hoạt động.

Có phải do sức ép cạnh tranh?

Khảo sát các sàn thương mại điện tử (TMĐT) nổi tiếng trong nước hiện nay như Sendo, Lazada, Shopee, Tiki… cùng nhiều “sàn” mới nổi, đặc biệt là trang mạng xã hội có sức hút lớn nhất là Facebook, hoạt động mua-bán sách diễn ra phổ biến, sôi động. Chỉ có điều, việc phân biệt người bán chất lượng đang không được các sàn thương mại điện tử coi trọng, và người cần mua cũng đang “bỏ bẵng” yếu tố quan trọng bậc nhất này, như khẳng định của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sách Thái Hà (Thaihabooks). Qua khảo sát sơ bộ, tôi nhận thấy do những sàn TMĐT tiếp tay, dung túng cho bán hàng lậu, hàng giả, khiến doanh thu của các đơn vị xuất bản giảm xuống vì người tiêu dùng tin rằng sách đang bán trên các sàn mới đúng của các đơn vị xuất bản thật. Họ bán rẻ hơn nên doanh thu của các đơn vị xuất bản bị thiệt hại nhiều”.

Điển hình cho câu chuyện này là vụ việc “ồn ào” dư luận mấy ngay qua: Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - một đơn vị xuất bản sách uy tín khởi kiện Sàn giao dịch Thương mại điện tử Lazada vì “tiếp tay tiêu thụ sách giả, sách lậu, đánh lừa bạn đọc”. Với rất nhiều bằng chứng khẳng định sự cố tình của Lazada trong tiếp tay buôn bán sách bất hợp pháp, cùng bằng chứng sụt giảm mạnh doanh thu do hoạt động phi pháp này gây ra, việc công ty này kiện Lazada nhận được sự ủng hộ của không chỉ các hãng xuất bản phẩm mà của cả những chuyên gia trong hoạt động TMĐT.

Ông Hà Anh Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho biết, nếu cuốn sách là vô danh thì kiểm soát sẽ khó, nhưng những quyển sách nổi tiếng, chỉ những nhà sách nổi tiếng có bản quyền mới được xuất bản, thì không thể lờ đi coi như không biết.Sức ép cạnh tranh khiến các sàn làm ngơ hay đó là chủ đích của các nhà làm TMĐT?

Khách hàng phải tiêu dùng thông thái

Sách là một ví dụ điển hình và vụ Trí Việt kiện Lazada là ngọn lửa thổi bùng lên những quan ngại khi mua-sắm sách qua hình thức này. Những quan ngại khi thực hiện mua sắm online nói chung chưa phải là những vụ việc điển hình gian thương trên môi trường ảo.Gần đây nhất, hồi tháng 7 vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã triệt phá ổ nhóm hoạt động trong kho hàng rộng hơn 10.000m², tại tỉnh Lào Cai, khi thường xuyên thực hiện “livestream” bán hàng online, “ship” hàng đi khắp cả nước, mỗi tháng thu lợi bất chính hơn 10 tỷ đồng. Ngay thời điểm bị bắt giữ, kho hàng chứa 158.000 sản phẩm các loại, 100% là hàng lậu và hàng giả các thương hiệu nổi tiếng. Nếu tính toán giá trị thương hiệu, bản quyền và nhiều chi phí khác, các thương hiệu này thiệt hại vô cùng lớn.

Người tiêu dùng khi mua sắm hàng qua mạng cần tìm hiểu kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.

Vấn đề đặt ra, đang có hàng triệu cá nhân, hộ kinh doanh thực hiện các hoạt động mua-bán hàng hóa trực tuyến nhỏ lẻ, không chỉ trên các sàn TMĐT đã đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng, mà là trên các trang mạng xã hội-trang cá nhân, như facebook. Câu chuyện quản lý buôn bán hàng thật-hàng giả thực sự không hề dễ dàng đối với cơ quan chức năng, đặc biệt trong bối cảnh gần đây TMĐT có điều kiện để “bùng nổ” và dần dần trở nên thịnh hành.

Từ thực tiễn đó, để tránh tiếp tay cho hoạt động mua bán bất hợp pháp trên thương trường ảo, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm và trang TMĐT trước khi mua. Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương, người tiêu dùng cầnthông thái khi muasắm trên website cũng như các mạng xã hội. Không mua trên fanpage mà người bán không có địa chỉ rõ ràng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Nếu khách hàngmuốn khiếu nại, có thể gửi về Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại địa chỉ 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.

Để phòng ngừa và giảm thiểu những bất cập trong thương mại điện tử, Bộ Công Thương - cơ quan quản lý hoạt động này đã và đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, khuyến khích cộng đồng mạng, người tiêu dùng cung cấp thông tin về website, các gian hàng trên các sàn giao dịch trực tuyến đã và đang lợi dụng thương trường mới mẻ này để thu lợi bất chính. 2 đường đây tiếp nhận phản ánh khiếu nại là: Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử 0242.220.5512và đường dây nóng của Tổng Cục Quản lý thị trường 1900.888.655.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận