Tuyển thủ hai con ở Olympic 2024

Tham gia Olympic có những vận động viên đem theo cả con nhỏ.

 

Vì thế có một sự đổi mới quan trọng ở Làng Olympic 2024 là lần đầu tiên trong lịch sử có một nhà trẻ ở Làng vận động viên.

 Đây là sáng kiến của IOC (Ủy ban Olympic quốc tế). Phòng cho con bú được thiết kế sau những lời phàn nàn của Ona Carbonell tại Thế vận hội Tokyo 2020 (diễn ra 2021 vì Covid-19).  Khi đó, con của Carbonell gần 1 tuổi và chưa cai sữa. Cựu vận động viên (VĐV) bơi nghệ thuật người Tây Ban Nha từng có ý định đưa cả chồng và con sang Nhật Bản, sau đó phải hủy kế hoạch vì ở Làng Olympic chưa có nhà trẻ.

Theo thông cáo báo chí của IOC, nhà trẻ Paris 2024 "sẽ mang đến một môi trường thoải mái và thuận tiện cho các bậc cha mẹ VĐV dành thời gian cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi của họ trong dịp Olympic".

Thế giới ngày càng bình đẳng hơn và một nửa số VĐV tại Olympic là nữ. Nhà trẻ này thực sự là một nét độc đáo ở Paris 2024, mang đến cảm giác an tâm cho những bà mẹ VĐV đang nuôi con. Tại đây có nhiều sản phẩm và đồ chơi dành cho trẻ em như: xe đạp trong nhà, cầu trượt, tranh vẽ, xếp hình... Các nhân viên giữ trẻ sẽ trông coi các bé để VĐV yên tâm tranh tài… Tất nhiên, không phải nữ VĐV nào cũng có điều kiện đưa con theo khi đến Paris 2024. Nhưng câu chuyện về những bà mẹ vượt khó đến Olympic luôn là chủ đề truyền cảm hứng.

Thể thao Việt Nam đến Paris dịp này cũng có hai tuyển thủ đang là những bà mẹ hai con. Môn đua thuyền rowing vừa chứng kiến màn thể hiện bền bỉ và đầy nghị lực của tay chèo 34 tuổi Phạm Thị Huệ, tranh tài ở nội dung thuyền đơn nữ hạng nặng, cùng các đối thủ trẻ hơn nhiều từ Bulgaria, Đức, Singapore, Azerbaijan, Nicaragua, Cuba, Philippinnes, Togo,… song vẫn hiên ngang tiến vào tứ kết. “Ban huấn luyện không đặt cho em áp lực thành tích nhưng đến Pháp lần này dù không đạt huy chương, em cũng tranh thủ tích lũy kinh nghiệm đẻ truyền đạt lại cho thế hệ sau” - Phạm Thị Huệ bày tỏ.

Võ sĩ boxing Hà Thị Linh, thật khó tin khi đã ngoài tuổi 30, có 2 con, cô gái người Tày vẫn có thể tạo ra dấu ấn lớn ở Olympic. Việc VĐV Phạm Thị Huệ dự Olympic 2024 truyền cảm hứng cho rất nhiều VĐV khác. Không phải VĐV nào cũng có đủ khiêm nhường chấp nhận lùi lại phía sau nhường chỗ cho đàn em ở hai kỳ Olympic liên tiếp, kiên nhẫn chờ cơ hội ở lần thứ ba và Huệ đã thành công!

Còn với võ sĩ boxing Hà Thị Linh, thật khó tin khi đã ngoài tuổi 30, có 2 con, cô gái người Tày vẫn có thể tạo ra dấu ấn lớn ở Olympic. Gặp đối thủ người Tonga là Epenisa Feofaaki trong trận đầu tiên của hạng 60kg nữ, Hà Thị Linh làm chủ hoàn toàn thế trận trong 3 ván đấu, rồi thắng tuyệt đối với điểm số 5-0, nhờ đó đi vào lịch sử boxing Việt Nam với tư cách là nữ tuyển thủ đầu tiên giành một trận thắng tại Thế vận hội. “Đã là người mẹ hai con rồi, mọi quyết tâm, nỗ lực của em đều xuất phát từ  con. Khi lên sàn đấu, em suy nghĩ là mọi chiến thắng của em thì con em  đều nhìn thấy. Đây là đấu trường rất lớn, em đã làm hết sức mình có thể” - Hà Thị Linh chia sẻ./.

*Về việc xạ thủ Trịnh Thu Vinh đứng hạng 4 tại chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi nữ vào tối 28/7, Trưởng đoàn Đặng Hà Việt thể hiện sự tiếc nuối khi Thu Vinh đã tiến sát tới vị trí tranh chấp huy chương và nhấn mạnh, VĐV nước ta cần rèn luyện tốt hơn để có huy chương tại Olympic.

* Tại Paris 2024, VĐV Việt Nam thi đấu muộn nhất là Trịnh Văn Vinh. Đô cử hạng 61kg lên đường sang Pháp vào ngày 31/7 để chuẩn bị thi đấu vào ngày 7/8. Theo giới chuyên môn, nếu muốn cạnh tranh huy chương, Trịnh Văn Vinh cần tái lập thành tích tốt nhất là 307kg tổng cử mà anh từng thiết lập tại SEA Games 2017.


 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận