Sẽ có một Ánh Nguyệt trưởng thành hơn

Tại Thế vận hội Olympic Tokyo, VĐV bắn cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt thu hút được nhiều sự chú ý nhờ tài năng cùng sự trẻ trung, xinh đẹp.

 

Tại Olympic Tokyo, Ánh Nguyệt đối đầu với tay cung nhiều kinh nghiệm của chủ nhà Nhật Bản là Ren Hayakawa ở vòng 1. Hai VĐV đã tạo nên một trận đấu hấp dẫn đến mũi tên cuối cùng. Ren Hayakawa (33 tuổi) chỉ có thể thắng sau phát bắn luân lưu, nhỉnh hơn 1 điểm so với Ánh Nguyệt (8 so với 7). Khép lại hành trình của mình ở Olympic, Ánh Nguyệt nhận được sự quan tâm của rất nhiều fan trên khắp thế giới, với vô số tin nhắn từ Pháp, Mexico, Ấn Độ hay Colombia…Nhờ tham dự Olympic, em được nhiều người biết đến hơn. Em rất vui vì mình đã góp phần giúp cho bắn cung được nhiều người quan tâm hơn” - Ánh Nguyệt bày tỏ.

Nói về cơ duyên với bắn cung, cô gái Hưng Yên kể lại, từ thời học phổ thông cô đã rất mê chơi thể thao, nhất là môn bóng rổ. Điểm môn Thể dục của Nguyệt luôn đứng top đầu lớp. Thấy học trò có chút năng khiếu, khi đoàn HLV của Trung tâm Đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội về tuyển quân, thầy giáo thể dục đã giới thiệu Ánh Nguyệt. Cô nữ sinh chia tay gia đình, một mình lên Thủ đô tập luyện. Nhưng không lâu sau, bước ngoặt sự nghiệp đến đầy bất ngờ khiến cô cũng ngỡ ngàng. Tập luyện bóng rổ được khoảng 7 tháng, cô HLV gợi ý cho em chuyển sang môn bắn cung, bởi cảm thấy em hợp với môn thể thao cá nhân hơn là đồng đội. Khi sang bắn cung em chưa biết gì về môn thể thao này, nhưng nhìn thấy các anh chị đứng bắn cung, em đã bị thu hút. Em để tâm tìm hiểu và thấy dần yêu thích bộ môn này, muốn chinh phục nó” - Ánh Nguyệt chia sẻ.

Theo Ánh Nguyệt, bản thân cô giống như mũi tên, khi đã ra khỏi cung thì chỉ lao tới đích chứ không thể dừng lại nên quan niệm cả trong cuộc sống lẫn công việc của cô là phải làm sao để “khi đưa ra quyết định thì không hối hận”.

Tuy nhiên cô gái sinh năm 2001 đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều khi đến với môn thể thao hoàn toàn xa lạ với mình. Được thầy, cô động viên, cô tặc lưỡi “cứ thử xem sao”. Chính ngã rẽ mạnh dạn đó đã giúp bắn cung Việt Nam không bỏ lỡ một tài năng.

Nhờ sự chỉ bảo của các thầy, cô lại được đàn chị dày dạn kinh nghiệm Lộc Thị Đào dìu dắt, nữ cung thủ quê Hưng Yên tiến bộ không ngừng. Chỉ sau 2 năm theo bắn cung, cô đã giành vé dự Olympic khi đoạt HCĐ giải châu Á 2019. Tiếp đó, ở lần đầu dự SEA Games, cô cũng xuất sắc có tấm HCV đồng đội nữ cung 1 dây. Theo Ánh Nguyệt, bản thân cô giống như mũi tên, khi đã ra khỏi cung thì chỉ lao tới đích chứ không thể dừng lại nên quan niệm cả trong cuộc sống lẫn công việc của cô là phải làm sao để “khi đưa ra quyết định thì không hối hận”./.

“Lúc em mạnh mẽ nhất là lúc em quyết định xa gia đình, sống cuộc sống tự lập để đi theo thể thao. Còn lúc em cảm thấy yếu đuối nhất là khi thi đấu không tốt, thấy tủi thân, chỉ muốn chui vào một góc để khóc. Để vượt qua cảm giác yếu đuối em thường khóc thật to, đến bao giờ cảm thấy ổn thì thôi. Em mong muốn Ánh Nguyệt trong tương lai sẽ là một Ánh Nguyệt trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn và thành công hơn” - VĐV Ánh Nguyệt

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận