Lần suy yếu của đồng tiền mạnh

Quá trình mất giá của đồng euro đạt tới ranh giới với hiệu ứng tâm lý rất to lớn là đồng tiền chung của 19 thành viên EU ngang bằng giá trị với đồng USD của Mỹ

 

Trong những ngày này, quá trình mất giá của đồng euro đã đạt tới ranh giới với hiệu ứng tâm lý rất to lớn là đồng tiền chung của 19 thành viên EU này ngang bằng giá trị với đồng USD của Mỹ. Trong những ngày này, quá trình mất giá của đồng euro đã đạt tới ranh giới với hiệu ứng tâm lý rất to lớn là đồng tiền chung của 19 thành viên EU này ngang bằng giá trị với đồng USD của Mỹ.

Lần cuối cùng, đồng euro ở trong tình trạng như thế cách đây đã 20 năm. Trong bối cảnh tình hình như vậy, EU lại chấp nhận Croatia - thành viên xếp hạng thứ 3 trong bảng xếp hạng những thành viên nghèo nhất của EU - làm thành viên thứ 20 của nhóm các thành viên EU sử dụng chung đồng euro. Giới kinh tế ở châu Âu vì thế tỏ ra bi quan về triển vọng tương lai của đồng euro.

Việc suy yếu đến mức độ ranh giới kia đúng là rất tai hại đối với vị thế và uy tín quốc tế của đồng euro, nhưng thật ra không gây bất ngờ bởi chiều hướng biến động này đã có thể nhìn nhận ra từ trước đấy. Cả EU lẫn Mỹ đều bị ảnh hưởng rất tiêu cực bởi dịch bệnh trong bối cảnh cả hai nơi đều chưa hoàn toàn khắc phục được hết tác động tai hại của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công. EU bị tổn hại hơn rất nhiều Mỹ. Dịch bệnh vẫn còn tác oai tác quái thì ở châu Âu lại xảy ra chiến sự giữa Nga và Ukraine. Chiến sự này không chỉ thuần tuý là cuộc khủng hoảng chính trị an ninh nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay mà còn đẩy EU vào tình trạng khủng hoảng và khó khăn trên cả một số phương diện khác, trong đó đặc biệt về cung ứng năng lượng. Cả trên các phương diện này, EU bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn Mỹ. Kinh tế Mỹ phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng tài chính và nợ công cũng như trong thời kỳ dịch bệnh nhanh chóng hơn kinh tế chung của EU và đạt được mức độ tăng trưởng cao hơn EU. Tất cả những điều trên cho thấy đồng euro thời gian qua trở nên dễ bị tổn thương hơn so với đồng USD và những chỗ dựa của nó về kinh tế và tài chính không được vững chắc như chỗ dựa về kinh tế và tài chính mà đồng USD vẫn có được.

ảnh minh họa: KTTác nhân rất quyết định nữa khiến cho đồng euro suy yếu là chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công, cả ECB lẫn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đều bơm lượng tiền lớn vào thị trường tiền tệ và hạ thấp lãi suất cơ bản xuống đến gần bằng 0. Định hướng chính sách tiền tệ này được duy trì để cứu vãn sự phục hồi tăng trưởng kinh tế ở thời dịch bệnh hoành hành sau đấy. Hệ lụy không tránh khỏi là ở cả Mỹ lẫn trong EU, tỷ lệ lạm phát đều tăng cao, hiện tại đạt tới mức độ cao chưa từng thấy trong thời gian gần nửa thế kỷ qua. Trong khi Fed bắt đầu điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng tăng lãi suất cơ bản, làm cho khan hiếm tiền tệ trên thị trường tiền tệ để chống lạm phát thì ECB vẫn ngần ngừ. Ở đây ẩn chứa sự khác biệt rất đáng chú ý trong suy tính và hoạch định chính sách tiền tệ của ECB và Fed. Cả hai vốn đều xác định mục tiêu duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ 2% trong khi tỷ lệ lạm phát hiện tại ở Mỹ và EU đều từ 7 - 8%. Đối sách của các ngân hàng trung ương để đối phó lạm phát là tăng lãi suất cơ bản. Nhưng tăng lãi suất cơ bản sẽ đưa lại nguy cơ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm và thậm chí kinh tế có thể bị suy thoái. Fed hiện tại xem ra chủ định chấp nhận rủi ro kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái để tập trung hạ thấp tỷ lệ lạm phát. ECB lại không dám hành động như Fed để chống lạm phát bởi ECB ngoài theo đuổi mục tiêu chống lạm phát còn đồng thời theo đuổi cả mục tiêu giúp một nhóm thành viên EU đối phó với vấn đề nợ công. Vì thế, đồng euro tiếp tục mất giá trong khi đồng USD dần mạnh thêm lên.

Nhìn vào tiềm lực mà suy xét thì đồng euro rồi sẽ trở lại vị thế mạnh hơn so với đồng USD. Câu hỏi chỉ là chưa biết đến khi nào đồng euro mới lại được như vậy./.

Hoàng Lan

 

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận