Lưu ý với người mắc bệnh mãn tính và ung thư

Người bệnh ung thư đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi mắc Covid-19 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.

 

Bác sĩ Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội 6, Phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch SARS-CoV-2 tại Bệnh viện K cho biết: Theo nghiên cứu mới đây được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới The Lancet Oncology tháng 3/2020 cho thấy, người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.

“Khi khởi phát, nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây ho khan, sốt. Trường hợp tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Do đó, khi người bệnh ung thư phổi đã có tổn thương ở phổi thì việc nhiễm thêm SARS-CoV-2 càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh ung thư phổi đang xạ trị, hoá trị, nếu mắc SARS-CoV-2 bệnh dễ có nguy cơ diễn biến nặng hơn”, bác sĩ Huyền nhấn mạnh.

Bác sĩ Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội 6, Phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch SARS-CoV-2 tại Bệnh viện K.

Không riêng gì bệnh ung thư, người bệnh có các bệnh lý nền mạn tính khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận... có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn và nếu mắc thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn so với những người không mắc các bệnh này.

“Nhìn chung, các phương pháp dự phòng Covid-19 đối với bệnh nhân ung thư không có gì khác biệt so với người bình thường, nhưng người bệnh ung thư cần lưu ý, thận trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế một cách triệt để, nghiêm ngặt hơn và quan trọng nhất là cần chia sẻ thông tin chính xác với cán bộ y tế để công tác này được triển khai hiệu quả nhất”, bác sĩ Huyền lưu ý.

bệnh nên tránh tiếp xúc với nguồn lây, tránh đến nơi đông người; Chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng; Sử dụng khăn giấy nếu ho hoặc hắt hơi. Sau đó bỏ khăn giấy đi; Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; Làm sạch các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào như: tay nắm cửa, quầy hàng, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng, điện thoại… Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thư vừa phòng ngừa dịch bệnh./.

L.H

 

Bình luận

    Chưa có bình luận