Thực hư công dụng thuốc tăng chiều cao

Đừng để mỗi một ngày trôi qua, giật mình thấy con thấp lùn mới bổ sung vi chất sẽ bỏ phí cơ hội tăng chiều cao quan trọng của con.

 

Mong muốn cho con có chiều cao lý tưởng, nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn giải pháp cho con uống thuốc tăng chiều cao mà không hề biết thực hư công dụng ra sao.

Giải mã công dụng thuốc tăng chiều cao

Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “thuốc tăng chiều cao” sẽ cho ra rất nhiều trang web, facebook giới thiệu các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng kèm những lời quảng cáo hấp dẫn như “tăng chiều cao hàng đầu của Nhật”, “tăng chiều cao từ thiên nhiên”, “tăng chiều cao siêu hiệu quả”, hay tư vấn khẳng định tới 23 tuổi vẫn cao 2-3cm trong vòng 1-3 tháng. Hoặc có địa chỉ cẩn trọng hơn khi đưa ra tư vấn chung chung, không cam kết gì.

Sau chuyến du lịch Nhật Bản đầu năm 2018, chị Nga ở Thanh Xuân, Hà Nội được biết đến loại thuốc tăng chiều cao của Nhật qua chia sẻ của những người cùng đoàn. Chị mua về cho con uống và làm quà cho người thân. Sau khi uống 1 lọ, cháu Ngọc 17 tuổi (con chị Nga) thấy cao hơn trước 1-2cm nên uống thêm. Tuy nhiên, từ đó đến nay chiều cao vẫn giậm chân tại chỗ (cao 1m53) dù Ngọc vẫn uống thuốc này liên tục. “Cháu sẽ còn cao nữa vì thuốc này có tác dụng tới 23 tuổi nên vẫn uống đều đặn”, cháu Ngọc hy vọng.

Cũng hãng thuốc ấy, chị Duyên ở Nam Định cho con trai uống đều đặn, với mong muốn cải thiện chiều cao vì hiện con chị bước sang năm 2 đại học mà chỉ cao 1m64. Chị chia sẻ: “Tôi không cho con đi khám dinh dưỡng. Bạn bè cháu cũng đang uống và bảo đây là hàng xách tay của Nhật nên tôi tin tưởng cho con dùng”.

Cha mẹ nên cho con đi tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để giúp con tăng trưởng chiều cao.Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam và là chuyên gia của Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, hiện nay còn nhiều bậc cha mẹ đến gặp ông xin tư vấn dinh dưỡng khi trước đó đã bổ sung cho con nhiều loại thuốc truyền tai nhau (trong đó có thuốc tăng chiều cao) mà vẫn không có tác dụng. Bởi họ không biết, để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất phụ thuộc nhiều yếu tố, như: di truyền, môi trường bên ngoài và chế độ dinh dưỡng, trong đó yếu tố dinh dưỡng là quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Cha mẹ cần phải đảm bảo cho con có chế độ dinh dưỡng đủ chất, giàu canxi và các dưỡng chất cần thiết ngay từ khi còn trong bụng mẹ và kéo dài liên tục đến hết đà tăng trưởng (hết 20 tuổi). Ngoài việc tham gia tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút, trẻ cần tham gia hoạt động ngoài trời, giúp kéo giãn cơ, tăng trưởng chiều cao tốt như: bóng rổ, bơi lội, bóng bàn, xà đơn, xà kép… Điều này giúp kích thích cơ thể sản xuất lượng hormone tăng trưởng tự nhiên nhiều hơn.

Cần làm gì để phát triển chiều cao tốt nhất?

TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, trẻ dưới 2 tuổi (1.000 ngày đầu đời) là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng (ăn bổ sung và sau đó là cai sữa và chuyển sang bữa ăn cùng gia đình), đồng thời trẻ trong giai đoạn này dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do vậy, giai đoạn này cần được chăm sóc đặc biệt.

Ở tuổi tiền dậy thì, giai đoạn này trẻ cần tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển vượt trội về tầm vóc sau này (giai đoạn dậy thì). Nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong hai giai đoạn “vàng” này, trẻ có thể có khả năng cao lớn vượt trội hơn tiềm năng di truyền.

“Trẻ lọt lòng mẹ cao khoảng 50cm. Sau 1 năm, trẻ tăng khoảng 24,9cm. Năm tiếp theo tăng 12,5cm. Nhưng từ năm thứ 3, giảm xuống 9cm; và tiếp theo 7,2cm, 6,7cm, 5,7cm và thấp dần ở các năm sau. Đến giai đoạn dậy thì (khoảng 11 tuổi), chiều cao tăng lên nhanh, mỗi năm tăng khoảng 7cm Nhưng ở tuổi 18, 19 chỉ tăng khoảng 1cm, thậm chí 0,4cm/năm và sẽ kết thúc khi đến 20 tuổi.” bác sĩ Sơn phân tích.

TS.BS Trương Hồng Sơn khám và tư vấn dnh dưỡng cho khách hàng.Một số cha mẹ lo lắng con em mình thấp còi là do bố mẹ lùn nhưng bác sĩ Sơn giải thích rất rõ, gen chỉ là 1 trong nhiều yếu tố. Giả sử chiều cao bố  là 1m65 và mẹ 1m55 thì chiều cao của con trai sẽ từ 1m66,5 đến 1m72,8 và con gái sẽ cao từ 1m53,5 đến 1m59,2.

Điều này cho thấy, gen có vai trò lớn nhưng dinh dưỡng và chế độ chăm sóc cũng cực kỳ quan trọng trong phát triển tối ưu chiều cao. Các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến phát triển triển chiều cao như: protein, colagen, hormone, vi chất dinh dưỡng. Trong đó, vi chất có 1 số yếu tố liên quan như canxi, sắt, kẽm và yếu tố vitamin như: vitamin A, D, K2. Do vậy, các bậc cha mẹ chỉ nhìn vài yếu tố như thuốc tăng trưởng chiều cao, hoặc chỉ bổ sung canxi, vitamin… sẽ bỏ lỡ những mốc bổ sung dinh dưỡng và vi chất quan trọng như bác sĩ Sơn nêu ở trên sẽ không thể giải quyết được vấn đề tổng thể.

“Trẻ thiếu canxi có thể gây còi xương và chậm phát triển chiều cao, nhưng nếu thừa và tình trạng này kéo dài sẽ gây hiện tượng trẻ biếng ăn, tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh về thận, vấn đề vôi hóa các mô mềm. Hoặc việc tự ý uống các vitamin cũng là con dao hai lưỡi. Do vậy, cha mẹ cần đưa con đi khám để biết trẻ thiếu gì, khi đó mới bổ sung. Việc quảng cáo một số thuốc tăng trưởng chiều cao liên quan đến yếu tố Growth hormone (GH) và vẫn còn tác dụng đến sau tuổi dậy thì là không có bằng chứng khoa học. Bản chất các hormone này là protein, khi đưa vào cơ thể phải có bằng chứng xác nhận đứa trẻ thiếu hormone và nếu đưa vào đường uống thì đến dạ dày, các men tiêu hóa như pepsin, trypsin lập tức sẽ phân hủy và hiệu quả của các thuốc này là rất thấp. Ở tuổi dậy thì, nếu trẻ không thiếu vi chất mà đưa thuốc tăng trưởng chiều cao vào cơ thể có thể hạn chế làm tăng sinh các mao mạch, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, việc dùng thuốc cần được kiểm soát chặt chẽ ở các cơ sở y tế”, bác sĩ Sơn khẳng định.

“Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời trẻ tăng trưởng nhanh nhất, sau đấy sẽ kéo dài liên tục đến hết tuổi dậy thì. Cha mẹ nên biết con mình cân nặng và chiều cao bao nhiêu. Đừng để mỗi một ngày trôi qua, giật mình thấy con thấp lùn mới bổ sung vi chất sẽ bỏ phí cơ hội tăng trưởng quan trọng của con”, TS.BS Trương Hồng Sơn.

Bác sĩ Sơn lưu ý, giấc ngủ còn liên quan đến hormone tăng trưởng (GH). Khoa học chứng minh, GH tiết nhiều gấp 4 lần bình thường khi trẻ ngủ sâu từ 10h đêm đến 2h sáng. Do vậy, tốt nhất nên cho trẻ đi ngủ trước 9h30 để đến 10h con đã vào giấc ngủ say. Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của nữ sẽ tăng trưởng nhanh đến giữa giai đoạn dậy thì, còn trẻ nam đến cuối gia đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này, mỗi năm trẻ tăng thêm 7cm. Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng nhanh cuối cùng, cha mẹ cần cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng.

Truy cập website của Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM: viamclinic sau đó nhập ngày tháng năm sinh, giới tính, cân nặng, chiều cao để biết con thừa thiếu chiều cao, cân nặng như thế nào; Hoặc xem bảng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới để đưa ra so sánh.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận