Cấy tóc - phương pháp cuối cùng cho người hói

Cấy tóc điều trị hói là phương pháp được thực hiện cuối cùng khi vùng da đầu không còn nang tóc.

 

“Nguyên tắc cấy tóc tự thân là sử dụng chính các nang tóc khỏe mạnh trên da đầu của bạn để cấy lên vùng da đầu đang bị hói, sẽ giúp mọc ra tóc khỏe mạnh” - TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương nhấn mạnh điều này khi trao đổi với PV báo Tiếng nói Việt Nam.

Thưa bác sĩ, rụng tóc/hói đầu là do đâu? Bác sĩ đánh giá thực trạng căn bệnh này tại nước ta?

Rụng tóc hói là một trong những loại rụng tóc hay gặp nhất thường gặp ở nam giới và có tính chất gia đình, nhưng cũng có thể gặp ở nữ giới. Rụng tóc hói hay còn là rụng tóc androgen - Androgenetic alopecia (AGA) thường liên quan đến hormone sinh dục nam là DHT (dihyrotestosterone). Ở nữ thường được gọi là rụng tóc lan tỏa di truyền - Female pattern hair loss (FPHL), vì thấy có sự liên quan đến gen mạnh nhưng vai trò của hormone sinh dục nam ở rụng tóc này không rõ ràng, có thể liên quan đến sự tăng nhạy cảm của thụ thể với hormone này hơn là sự gia tăng nồng độ. Hiện ở nước ta chưa có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ rụng tóc hói trong cộng đồng. Nhưng sự ảnh hưởng của nó khá lớn đến chất lượng cuộc sống làm người bị rụng tóc lo lắng, ngại giao tiếp, tự ti…

TS.BS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương.Làm cách nào để khắc phục tình trạng rụng tóc, hói đầu?

Để khắc phục tình trạng này thì cần tác động vào các yếu tố ảnh hưởng như chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không điều độ như thức khuya sau 23 giờ, hút thuốc lá, uống rượu, sự căng thẳng… Như vậy, cần đi ngủ sớm, không hút thuốc lá, không dùng các chất kích thích, luyện tập thể thao, giải tỏa sự căng thẳng… Đi khám bác sĩ da liễu sớm khi có các dấu hiệu rụng tóc tăng lên, da đầu tiết dầu nhiều, hoặc tóc mỏng thưa để được tư vấn dự phòng và được phác đồ trị liệu phù hợp với từng người.

Cấy tóc có thể khắc phục được tình trạng rụng tóc? Bác sĩ nói rõ hơn về cơ chế giúp mọc lại tóc của công nghệ này?

Cấy tóc là phương pháp được thực hiện cuối cùng khi vùng da đầu không còn nang tóc. Cấy tóc cũng có nhiều loại, cấy tóc sinh học (nhân tạo) và cấy tóc tự thân. Cấy tóc sinh học là sử dụng các sợi tóc sinh học (sợi tóc được dùng cấy có 3 lớp như tóc tự thân, có các nút thắt ở gốc tóc) để cấy vào vùng da đầu bị hói nhằm phục hồi tóc một cách tự nhiên nhất sau khi cấy. Tuy nhiên, việc cấy nang tóc nhân tạo tính thẩm mỹ không cao (vẫn gây sẹo, xơ), thường gây ra các phản ứng của cơ thể với vật ngoại lai, khả năng tóc bị đào thải và bị rụng đi có thể xảy ra nên phương pháp này hiện nay gần như không sử dụng.

Còn cấy tóc tự thân là sử dụng chính những nang tóc của mình để cấy vào vùng da đầu bị hói. Tức là sẽ ứng dụng robot hoặc phẫu thuật để tách các nang tóc khỏe mạnh ở vùng chẩm (vùng không chịu ảnh hưởng của DHT) để cấy lên vùng da đầu bị hói. Nang tóc sau khi được cấy sẽ mọc ra tóc khỏe mạnh, không để lại sẹo đồng thời vẫn giữ nguyên được đặc tính sinh học vốn có của tóc mà không lo bị rụng hay hoại tử.

Một ca cấy tóc trị hói thực hiện tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.Đây là một thủ thuật y khoa đã được kiểm chứng về hiệu quả bởi các trung tâm da liễu và tóc lớn trên thế giới nhằm giúp tóc mọc tại vùng da mà trước đó không có tóc, cho những người bị rụng tóc nhiều hoặc hói đầu lâu năm. Và phương pháp này cũng đã thực hiện tại BV Da liễu Trung ương, bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Mặc dù là giải pháp xâm lấn nhưng cấy tóc tự thân sẽ không gây đau đớn và thời gian phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cấy tóc ta phải đánh giá toàn trạng bệnh nhân, tình trạng rụng tóc, tính toán số lượng nang có thể lấy và số lượng nang cần cấy để có kế hoạch chính xác. Bởi khi cấy, việc quan trọng nhất là tách được các nang tóc tốt ở vùng cho thì tỷ lệ tóc sống (mọc mới) sẽ tối ưu. Vì khi nang tóc yếu dù có kỹ thuật viên cấy giỏi đến mấy cũng không mọc được. Cũng giống như việc trồng cây, nếu việc đánh gốc không cẩn thận, cây sẽ yếu, khi trồng vào vùng đất mới sẽ chết. Chính vì vậy, người bệnh cần phải điều trị nội khoa trước 6 tháng để nang tóc khỏe, thì tóc mới có thể sống tốt sau khi cấy. Thông thường, sau cấy 3 - 6 tháng, chúng tôi sẽ đánh giá được hiệu quả cấy tóc. Thường tỷ lệ sống đạt 30 - 70% tùy thuộc vào trình độ người cấy, bệnh nhân và điều trị trước sau phẫu thuật.

Tại sao phải cấy tóc tự thân? Người bệnh cần điều kiện như nào để được thực hiện biện pháp này?  Không thể cấy tóc của người này cho người khác bởi khi đưa mảnh ghép sinh học vào cơ thể sống khác sẽ xảy ra hiện tượng đào thải. Người ta phải sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời, xong chính các thuốc này lại là nguyên nhân gây rụng tóc. (Ảnh: BVCC)Sau cấy tóc người bệnh cần lưu ý điều gì, thưa bác sĩ?

Sau cấy tóc người bệnh cần chăm sóc tóc cẩn thận gồm dùng thuốc tại chỗ và toàn thân ức chế DHT để tóc cấy phát triển tốt. Có thể gội đầu sau 7 ngày, không dùng thuốc kích thích mọc tóc. Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ không ngủ muộn, tránh căng thẳng, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá.

Tại sao phải cấy tóc tự thân? Người bệnh cần điều kiện như nào để được thực hiện biện pháp này?

Không thể cấy tóc của người này cho người khác bởi khi đưa mảnh ghép sinh học vào cơ thể sống khác sẽ xảy ra hiện tượng đào thải. Người ta phải sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời, xong chính các thuốc này lại là nguyên nhân gây rụng tóc.

Cấy tóc không phải là giải pháp ngăn rụng hay khắc phục nguyên nhân rụng tóc. Để đủ điều kiện cấy tóc, người tóc hói trên 25 tuổi, vùng tóc cho trên 80 nang tóc/cm2, không được dưới 40 nang/cm2 và không bị bệnh kèm theo khác.

Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Lưu Hường thực hiện

 

Bình luận

    Chưa có bình luận