Tiêm triệt động mạch trĩ - Điều trị bệnh 'khó nói' không cần phẫu thuật

Kỹ thuật tiêm triệt động mạch trĩ không những bảo tồn được các đệm hậu môn mà còn giúp người bệnh tránh được những rủi ro không mong muốn khi phẫu thuật.

 

Việc áp dụng kỹ thuật tiêm triệt động mạch trĩ không những bảo tồn được các đệm hậu môn (đám rối mạch trĩ) mà còn giúp người bệnh tránh được những rủi ro không mong muốn khi phẫu thuật.

Những yếu tố gây nên bệnh trĩ

Bệnh trĩ - dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh trĩ gây ra những khó chịu âm thầm cho bệnh nhân (BN). Theo TS.BS cao cấp Lê Mạnh Cường, phụ trách chuyên môn Trung tâm điều trị Bệnh trĩ Hà Nội số 1, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh và cũng chưa có phương pháp điều trị nào đạt hiệu quả 100%. Mặt khác, gặp điều kiện thuận lợi như táo bón mãn tính, đại tiện lỏng, đại tiện nhiều lần, thai kỳ, ăn uống và sinh hoạt không điều độ thì bệnh nặng dần. Ở giai đoạn 1 chỉ đại tiện ra máu tươi; sang độ 2 là người bệnh đi đại tiện búi trĩ tự lòi ra và co lại được; độ 3 là búi trĩ sa ra ngoài và tự đẩy vào; còn bệnh ở độ 4 là đẩy không vào sau khi đại tiện.

“Trĩ không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng sẽ phát triển lên giai đoạn 3, 4 gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, sa búi trĩ, hoại tử búi trĩ, tắc mạch”, TS Lê Mạnh Cường cảnh báo, đồng thời cho biết, mỗi người từ khi sinh ra trung bình đều có 5-7 động mạch trĩ tương ứng việc cấp máu cho 1 đám rối mạch trĩ (còn gọi là đệm hậu môn, giúp đóng kín lỗ hậu môn). Khi lượng máu đổ về đệm trĩ nhiều quá khiến búi trĩ phình ra và sa ra ngoài dẫn đến chảy máu. Gần đây các nhà nghiên cứu đã đo dòng máu đổ về các đám rối mạch trĩ cho thấy: ở BN trĩ, lưu lượng máu đổ về các đám rối mạch trĩ cao gấp 3 lần người bình thường, và cho rằng, đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Từ 6/2020 đến nay, Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1 đã tiêm triệt động mạch trĩ cho khoảng gần 300 BN. (ảnh minh họa: KT)Bài toán đặt ra: làm thế nào để cắt dòng máu đổ về quá mức gây bệnh trĩ? Phương pháp phẫu thuật kinh điển có nhược điểm rất lớn là đau đớn cho người bệnh, thời gian liền vết thương và trở lại lao động bình thường kéo dài từ 6-8 tuần. Việc cắt bỏ búi trĩ tổn thương ít nhất ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn như: mất tự chủ ống hậu môn, hẹp hậu môn, són phân, són khí, chưa kể nguy cơ tai biến chảy máu, tái phát 3-5%. Để khắc phục những nhược điểm này, các nhà khoa học đã áp dụng kỹ thuật khâu triệt mạch THD (Transanal haemorroidal dearterialisation) dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Đây là một phương pháp trong nhóm phẫu thuật tiên tiến và ít xâm lấn nhất, BN rất ít đau sau mổ và sớm trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn phải dùng phương pháp vô cảm như gây tê tủy sống, gây mê tĩnh mạch, gây mê nội khí quản..., BN vẫn có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp vô cảm này.

Phương pháp tiêm triệt động mạch trĩ không đau, không chảy máu, không phải nằm viện, tránh được phẫu thuật, được chỉ định cho BN cao tuổi đang dùng thuốc chống đông, có bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hô hấp và chống chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân trĩ có thể gọi tới số 0912234722; hoặc truy cập vào website: benhtrihanoiso1.com để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

Ưu điểm của tiêm triệt động mạch trĩ

Từ tháng 6/2020, TS Lê Mạnh Cường đã mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật tiên tiến đang được áp dụng hiệu quả ở Nhật Bản là “tiêm triệt động mạch trĩ” điều trị bệnh trĩ. Với phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ dùng hoạt chất gây xơ tiêm gây xơ hóa các động mạch trĩ chính, từ đó lượng máu dồn về búi trĩ giảm đi, búi trĩ sẽ tự thu nhỏ lại và chuyển về trạng thái bình thường. Búi trĩ tuy được triệt mạch chính nhưng vẫn còn các nhánh mạch máu phụ để nuôi nên búi trĩ không bị hoại tử, vì vậy bảo tồn được chức năng đóng kín ống hậu môn, giữ được khí, giữ được dịch. Đặc biệt, phương pháp này là có thể áp dụng cho các trường hợp trĩ từ độ 1 - 4, ở mọi lứa tuổi, các BN cao tuổi, có bệnh lý nền không có khả năng phẫu thuật như: bệnh tim mạch, đang dùng thuốc chống đông, tiểu đường, tăng huyết áp, hen...

Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Lê Mạnh Cường đang tư vấn cho người mắc bệnh trĩ.“Do động mạch trĩ bắt đầu chui qua lớp cơ thành trực tràng để nằm ở lớp dưới niêm mạc, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao, dưới hướng dẫn của máy siêu âm, mới định vị được điểm nào của động mạch chính có thể tiêm hiệu quả nhất. Bởi chất gây xơ là hoạt chất gây phản ứng viêm vô khuẩn. Quá trình viêm vô khuẩn này tạo xơ làm cho động mạch chính bị triệt tiêu. Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ tiêm từ 5-7 mũi để điều trị cho BN. Tiêm xong, BN có thể về nhà và làm việc bình thường”, bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Ông Đặng Văn Xuyên (63 tuổi, ở Cao Bằng) bị bệnh trĩ hơn 40 năm. Dù ông đã chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Mỗi lần ông Xuyên đi đại tiện là bị chảy máu, búi trĩ lòi ra phải rất lâu mới đẩy búi trĩ vào được. Chảy máu nhiều khiến ông đau đớn và gầy đi rất nhiều. Cuối năm 2020, ông Xuyên đến Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1 khám để được phẫu thuật. Tại đây, TS.BS Lê Mạnh Cường thấy ông Xuyến bị liệt nửa người, huyết áp cao, nguy cơ gặp rủi ro nếu phẫu thuật nên đã chỉ định tiêm triệt động mạch trĩ cho BN. “Tôi bị trĩ độ 4, lại ở xa nên được tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 ngày. Sau tiêm 1-2 hôm tôi cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu, không còn chảy máu và sa búi trĩ nữa. Ăn Tết xong tôi xuống tiêm tiếp 3 mũi, đến nay tôi thấy mình khỏi hoàn toàn”, ông Xuyến vui mừng nói.

Ông Phùng Thế Tài (55 tuổi ở Phúc Thọ, Hà Nội) đã phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày cách đây 1 năm nên không dám mổ nữa dù bệnh trĩ của ông đã độ 4. “Tôi uống thuốc nam mãi mà búi trĩ ngày một sa nhiều ra. Những lúc ngồi cũng khiến tôi khó chịu, đau đớn. Tình cờ tháng Giêng năm 2021, tôi nghe Đài thì biết số điện thoại của bác sĩ Cường. Tôi gọi điện và được bác sĩ tư vấn cho tiêm triệt động mạch. Thật tài, sau 1 mũi tiêm, tôi thấy búi trĩ co lại và dễ chịu ngay. Sau 4 mũi đầu (mỗi ngày/mũi) tôi nghỉ 1 tuần để theo dõi và tiêm tiếp 3 mũi. Từ đó đến nay, tôi thấy mình như người bình thường”, ông Tài bày tỏ.

Từ 6/2020 đến nay, Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1 đã tiêm triệt động mạch trĩ cho khoảng gần 300 BN. Thống kê ban đầu có khoảng 3-5% BN trĩ bị tái phát, nhưng họ vẫn có thể được chỉ định tiêm triệt động mạch trĩ mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe./.

Lưu Hường

 

Bình luận

    Chưa có bình luận