Sản xuất văc-xin, câu chuyện dài gian khó

Để nghiên cứu thành công một vắc-xin có thể mất một khoảng thời gian khá dài, các nhà khoa học trên thế giới cho rằng 18 tháng có thể đã đươc coi là sớm.

 

Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac).Bác sĩ Lê Quốc Hùng (Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế - Polyvac) giới thiệu Kế hoạch sản xuất, chuẩn định thẩm định năm 2020 của Trung tâm Polyvac.

Kế hoạch sản xuất, chuẩn định thẩm định năm 2020 của Trung tâm Polyvac (Bộ Y tế)Khi có dịch bệnh thì việc tìm ra vắc-xin sẽ giúp nâng cao khả năng kháng bệnh, miễn dịch của cơ thể. Có nhiều loại vắc-xin như: vắc-xin sống giảm độc lực, vắc-xin bất hoạt, vắc-xin tái tổ hợp...

Nhưng cũng cần chú ý rằng, đã 17 năm kể từ khi thế giới lần đầu biết đến dịch SARS và 7 năm từ khi xuất hiện dịch MERS nhưng vẫn chưa có vắc-xin ngừa virus cho 2 dịch bệnh này.

Sơ đồ quy trình sản xuất vắc-xin truyền thống từ vi khuẩnSơ đồ Quy trình sản xuất Vắc-xin phối hợp Sởi - Rubella ở Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac).Hình ảnh trứng gà sạch SPF trong thùng chứa khi nhận về từ nhà cung cấp VALO (Đức).Thao tác lấy phôi từ trứng gà sạch đã ấp được 9 ngày tuổi để sử dụng cho sản xuất vắc-xin sởi Trứng gà sạch được ấp trong tủ ấp chuyên dụng.Trứng gà được ấp trong tủ ấp chuyên dụng ở nhiệt độ 37,70C trong 9 ngày để phôi gà phát triển.Thao tác bóc màng trứng trong quá trình lấy phôi để sử dụng cho sản xuất vắc-xin sởiTrứng được kiểm tra và phát hiện bị vỡ dưới đèn soi.Giải phẫu định kỳ kiểm tra chất lượng thỏ SPF tại Phòng Giải phẫu và Kỹ thuật vi sinh (Trung tâm Polyvac)Thao tác bóc màng thận Thận thỏ được cắt nhỏ với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2mm.Theo bác sĩ Lê Quốc Hùng ở Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac), khu vực chiết, rót vắc-xin phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho từng lọ vắc-xin. Vắc-xin phải được đăng ký và nhận được phê duyệt theo quy định, được sản xuất ở quy mô lớn và phân phối.

Quy trình thao tác thực hiện trong phòng sạch.Thẩm định dụng cụ theo cấu hình hấp tiệt trùng.Quy trình thẩm định kiểm tra nhiệt độ trong chai nuôi cấy.Công nghệ sản xuất vắc-xin luôn nằm trong nhóm ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới, đòi hỏi máy móc thiết bị công nghệ cao, đầu tư lớn. Để nghiên cứu thành công một vắc-xin có thể mất một khoảng thời gian khá dài, các nhà khoa học trên thế giới cho rằng 18 tháng có thể đã đươc coi là sớm.

Báo TNVN xin giới thiệu một số hình ảnh trong quy trình sản xuất vắc-xin phối hợp sởi và rubella tại Trung tâm Polyvac (Bộ Y tế).

Soi kính hiển vi trong các thử nghiệm kiểm định.Tách tế bào phục vụ cho các thử nghiệm kiểm định.Thử nghiệm kiểm tra Mycoplasma trong mẫu vắc-xin bán thành phẩm.Kiểm tra chất lượng nước sử dụng trong sản xuất vắc-xin.Tách tế bào phục vụ cho các thử nghiệm kiểm định.Dập nắp nhôm vào các lọ vắc-xin đông khô.Soi kiểm tra vắc-xin thành phẩm bằng cảm quan dưới ánh đèn để phát hiện bất thường. Nhân viên với 2 lớp quần áo vô trùng tại khu vực vắc-xin đông khô. Vắc-xin phối hợp sởi - rubella thành phẩm.Khu vực sản xuất vắc-xin thành phẩm.Dán nhãn lọ nước pha tiêm.Nhân viên đang chuyển vắc-xin đông khô sang phòng dập nắp nhôm.Dán nhãn (VLM - vaccine vial monitoring) theo chỉ thị nhiệt độ, ánh sáng để theo dõi cất lượng vắc-xin.Bộc lộ não thỏ để kiểm tra tác nhân Encephoclitozoon curiculi tại Phòng Giải phẫu và Kỹ thuật vi sinhBảo quản mẫu trong dung dịch formalin để kiểm tra bệnh học.Kiểm tra một số tác nhân vi sinh vật trên thạch máu, macconkey, PPLO, chrom.Kiểm tra tiêu bản bệnh học tại Phòng giải phẫu và kỹ thuật vi sinh của Trung tâm Polyvac.Nhân viên Phạm Thị Thược và hệ thống lưu trữ tiêu bản bệnh học.Hiện Việt Nam đã trở thành nước thứ 4 tại châu Á sản xuất được vắc-xin sởi-rubella, cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và là một trong 25 quốc gia sản xuất được vắc-xin trên thế giới.

Năm 2013, Bộ Y tế đã giao cho POLYVAC nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất thành công vaccine phối hợp sởi –rubella. Cho đến nay, Việt Nam đã sản xuất được các loại vắc xin phòng bệnh lao, sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi-rubella…

Vắc-xin đang rất cần thiết cho việc ngăn ngừa các ca nhiễm COVID-19 trong tương lai:

  • Ngày 25/2/2020, Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) vừa phát triển thành công vắc-xin uống ngừa virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
  • Vắc-xin ngừa virus SARS-CoV-2 đã được Công ty dược phẩm Moderna (Mỹ) và các nhà nghiên cứu quyết định sẽ thử nghiệm trên 20 - 25 người tình nguyện vào tháng 4/2020.
  • Ngày 20/2/2020, Quỹ Đổi mới sáng tạo của Tập đoàn Vingroup (VINIF) đã tài trợ 8 tỷ đồng cho công ty Vabiotech với dự án "Phát triển vắc-xin chống lại chủng mới của virus corona (COVID-19) trên giá thể baculovirus ở quy mô phòng thí nghiệm, dự kiến sẽ sản xuất thử nghiệm 1.000 liều vắc-xin đầu tiên.
  •  

 

Bình luận

    Chưa có bình luận