Hát bội - nghệ thuật tuồng cổ

Từ thế kỷ XII, hát tuồng chỉ dành cho cung vua phủ chúa. Ở xứ Đàng Trong, hát tuồng khấu rất được dân chúng hâm mộ với tên gọi khác là hát bội.

 

Bàn thờ Tổ: Tại Nam bộ tục thờ Tổ nghề hát với nhiều ý nghĩa truyền thống Ngai Tổ được đặt nơi trang trọng trong đoàn hát, với mong muốn buổi diễn được suôn sẻ tốt đẹp và mọi người được an lạc thái bình.Hậu trường, nơi  nghệ sĩ vá các nhân viên trong  đoàn hát, chuẩn bị cho  xuất diễn. Họ hóa trang, ăn uống và nghỉ ngơi.Đạo cụ trong tuồng cổ Hát bội mang tính ước lệ tượng trưng và phải hài hòa với trang phục giúp cho động tác của diễn viên thêm phần thẩm mỹ.Nghệ thuật hóa trang trong hát Bội rất công phu, tỉ mỉ. Diễn viên phải bỏ công sức học hỏi  để tự trang điểm, vẽ mặt nạ cho chính mình. Hát tuồng xuất hiện vào thế kỷ thứ XII đời nhà Trần là một loại hình sân khấu cung đình chỉ dành cho cung vua phủ chúa. Nhưng ở xứ Đàng Trong, hát tuồng đã trở thành một loại hình sân khấu rất được dân chúng hâm mộ với tên gọi khác là hát bội.

Tột đỉnh phát triển của nghệ thuật hát Bội là thời Tự Đức (1848 - 1883). Nghệ thuật hát Bội đã được Đào Tấn (1845-1907) đưa lên đến giai đoạn cực thịnh và chính nhờ có ông mà hát Bội nước ta tồn tại đến nay. Càng đi về phía Nam, hát Bội càng bén rễ trong dân gian với những đặc trưng riêng: cởi mở, mạnh mẽ, màu sắc, vui tươi hơn.

Tuồng mang âm hưởng hùng tráng, đề cao những tấm gương tận trung báo quốc, những bài học về lẽ ứng xử giữa người với người. Trong những dịp lễ kỳ yên của đình, chùa không thể thiếu hát Bội.

Vẽ mặt nạ: Mỗi nhân vật trong vở tuồng đều mang tính điển hình, chỉ nhìn vào mặt nạ sẽ biết người tốt hay xấu. Dùng màu để tô vẽ trên mặt. Màu sắc thể hiện tính cách và vai trò của nhân vật. Phần nền da mặt  màu trắng là người trong sáng, nhân hậu. Màu đỏ son chỉ người anh hùng, trí dũng, nghĩa khí; Màu đen của người chất phác nhưng bộc trực, màu xanh ám chỉ người mưu mô  xảo quyệt. Vẽ mặt rằn ri vằn vện là người hung ác tàn bạo. Mặt trắng để tả người thư sinh, trong sáng; mặt vàng và bạc là vẻ mặt của các bậc tu hành, thần tiên; mặt mốc là của tiểu nhân; mặt đen, trắng là của những người nóng nảy, bộc trực...Chân dung của một võ tướng: nền da mặt màu đỏ, Vòng trắng đứng quanh mắt, chỉ người can trường  anh dũng.Mặt đỏ,  người anh hùng trung trinh tiết liệt.Mặt xanh lục diễn tả người không chung thủy, mưu mô.Trong một gánh Hát Bội, các Nghệ sĩ đều là bạn diễn của nhau . Họ nâng đỡ và gắn kết với nhau như một gia đình lớn.Lớp diễn viên trẻ mới vào nghề, luôn phải chăm chỉ học hỏi vì đây là bộ môn rất khó từ lối diễn đến vũ đạo.Ngôn ngữ hình thể là một phần quan trọng để diễn tả hành động và tính cách nhân vật. Khuôn mặt của mỗi nhân vật đều được hóa trang riêng để phân biệt tính cách. Phục trang của các nhân vật tuồng gồm: áo giáp, áo thụng, áo đào văn, đai lưng... Đạo cụ thường là: kiếm, đao, thương, cờ, quạt, roi ngựa, phất trần... Bên cạnh đó, "tiếng trống chầu" - cầu nối gữa diễn viên và khán giả - cũng là phần không thể thiếu trong hát Bội. Mỗi âm thanh từ trống chầu đều có quy tắc tượng trưng cho sự khen, chê, thưởng, phạt đối với tiếng ca hoặc vũ đạo.

Bộ của nhân vật  cũng mang tính cách tượng trưng ước lệ. Từ chiếc roi ngựa và điệu bộ, có thể biết khi nào lên, xuống và đang phi ngựa.Điệu bộ của võ tướng thể hiện tâm trạng cương quyết và nhiệt huyết  một lòng vì giang sơn xã tắc.Các diễn viên đợi lớp diễn của mình sau cánh gà.Tranh thủ  nghỉ ngơi trong lúc đợi tới vai diễn. Hát Bội đến với quần chúng. Xuất diễn tại một  xóm nhỏ, được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.Văn hóa phương Đông ở phố Tây, xuất diễn đinh kỳ hàng tháng tại phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM) nhằm giới thiệu và quảng bá Văn hóa nghệ thuật tuồng cổ hát Bội  đến với khách du lịch. Tại TP.HCM, hát Bội hiện vẫn được tổ chức biểu diễn định kỳ hàng tháng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ và Bùi Viên để phục vụ du khách, Giới thiệu và quảng bá cho  văn hóa nghệ thuật tuồng cổ hát Bội vẫn là giải pháp khả thi bảo tồn Hát Bội trong thời đại mới. Nhịp trống chầu trong vở tuồng. Người cầm chầu là người cầm cân nảy mực phải am hiểu và có uy tín cao. Là người đại diện cho khán giả để thưởng thức  khen, chê, thưởng, phạt đối với vở hát và diễn viên.

Hát Bội là "viên ngọc quý" trong văn hóa nghệ thuật tuồng cổ Việt Nam, rất cần được phát huy và bảo tồn, để không bị mai một theo năm tháng. Tuy nhiên, cái khó của hát Bội hiện nay không chỉ là thiếu đất diễn mà là thiếu hụt lớp người kế thừa và đang ngày càng trở nên xa lạ với giới trẻ.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận