Làng nghề kết quạt Chàng Sơn

'Nghề kết quạt' là cách gọi của người Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) khi nói về nghề làm quạt giấy, quạt lụa truyền thống của làng.

 

Để có được một chiếc quạt lụa, quạt giấy như ý, các nghệ nhân phải tốn nhiều công sức chọn tre làm nan, chọn mây làm viền, chọn giấy, chọn lụa làm cánh quạt... và vẽ tranh lên quạt. Để có chiếc quạt bền, đẹp thì tre làm nan quạt phải dẻo, già và không bị mối mọt. Tre cắt thành ống, cạo tinh, lấy dao tách cật ra, gắn sơn ta vào giữa hai thanh tre. Sau đó, các thanh tre được bó chặt lại vài tháng, đến khi khô sơn mới vót thành nan quạt. Sợi mây phải óng, mượt, dài để khi đan không phải nối nhiều đoạn lại với nhau.

Giấy làm quạt là loại giấy dó, giấy điệp mua tận Đông Hồ (Bắc Ninh) đem về. Khi vào giấy cho nan quạt phải khéo léo, tỉ mỉ, sao cho giấy không bị nhàu, nếp gấp phẳng, đều, tiện cho việc vẽ tranh. Nếu là quạt dùng trong trang trí nội thất thì tranh trên quạt đòi hỏi phải tinh xảo, đẹp mắt.

Với nhiều người dân Việt Nam, hình ảnh một bà cụ ngồi phe phẩy chiếc quạt lụa trước hiên nhà gợi lên một cảm giác yên bình, thanh thản. Còn với người Chàng Sơn, chiếc quạt lụa, quạt giấy không chỉ là chiếc quạt làm mát mẻ vào những buổi trưa hè mà còn là công cụ mưu sinh, là lịch sử, hiện tại và tương lai của người dân làng nghề.

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Cúc đã có 3 đời làm quạt giấy, quạt lụa.

Xử lý nan tre làm xương quạt.

Phất quạt là công đoạn bồi lụa, giấy lên quạt. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi những người thợ có kỹ năng tay nghề cao.

Phất quạt là công đoạn bồi lụa, giấy lên quạt. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi những người thợ có kỹ năng tay nghề cao.

Quạt được phơi khô bằng cách mắc lên dây, hoặc trải dọc theo các ngõ nhỏ trong làng.

Cắt sửa viền quạt sau khi phơi khô.

Việc Phất quạt cho những chiếc quạt có kích thước lớn, dùng trong trang trí nội thất luôn đòi nỏi nhiều kỹ thuật, công phu và kinh nghiệm.

Quạt lụa lên đường đến chợ.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận