Về miền đất võ Bình Định

'Ai về Bình Định mà coi / Con gái Bình Định múa roi đi quyền'. Bình Định - cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam. Dân gian có câu 'Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh'.

 

Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Tượng đài Hoàng đế Quang Trung bằng đồng, nặng 13 tấn, cao 5,5m tại Công viên Quang Trung (TP Quy Nhơn) với đường nét uy nghi

Võ đường Phan Thọ là một trong những võ đường nổi tiếng của tỉnh Bình Định.

Bình Định được mệnh danh là miền đất võ, cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam. Dân gian có câu “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh”. Làng võ Thuận Truyền (xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn) nổi tiếng với những đường roi xé gió bí ẩn, kỳ ảo, tuyệt kỹ... đầy giai thoại của cố võ sư Hồ Ngạnh. Còn làng võ An Vinh (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn) được biết đến với những đường quyền mạnh mẽ, hiểm hóc, uyển chuyển lúc cương lúc nhu, có đặc điểm là đánh không hết tay, phản đòn nhanh, liên tục...

Võ đường Phan Thọ - một trong những võ đường nổi tiếng của Bình Định. Cố võ sư Phan Thọ - người tinh thông thập bát ban binh khí võ cổ truyền Bình Định - đang hướng dẫn cho các võ sinh).

Cố võ sư Phan Thọ - Một võ sư nổi tiếng trong giới võ thật Việt nam tinh thông thập bát ban binh khí võ cổ truyền Bình Định. Võ Bình Định gắn liền với các bài thiệu và nhạc võ. Những bài thiệu không chỉ thuyết minh cho từng phân thế võ, giúp võ sinh đánh không lạc chiêu thức mà còn ẩn chứa những hàm ý sâu xa của các bậc tiền nhân để lại cho đời sau. Còn nhạc võ giúp võ sinh điều hoà tiết tấu của chiêu thức trong luyện tập.

Biểu diễn độc kiếm - một trong 18 ban binh khí võ cổ truyền Bình Định. “Thiền sư quyền”với những đòn thế mạnh mẽ, đầy uy lực.Biểu diễn phân thế đối kháng trong bài quyền “Thiền sư”tại võ đường Phan Thọ.   Trẻ em học võ cổ truyền ngoài giờ học văn hoá ở trường.“Ai về Bình Định mà coi / Con gái Bình Định múa roi đi quyền”.

Đến thăm những cộng đồng dân cư bên dòng sông Côn, ta sẽ cảm nhận được chất võ đã ngấm sâu trong dáng dấp, tác phong của người Bình Định rất mộc mạc, giản dị và luôn ứng xử với tinh thần thượng võ. Từ năm 2015, Võ cổ truyền Bình Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.

Những đường quyền uyển chuyển, độc đáo của làng võ An Thái tại võ đường Bình Sơn (thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn).Một buổi tập luyện tại CLB võ thuật chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Tại đây luôn có 5 VĐV túc trực biểu diễn phục vụ khách du lịch, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.Võ sinh tập luyện bài côn (roi).Một lớp học nội trú tại võ đường Phan Thọ.Bãi tắm Hoàng Hậu được xem là bãi tắm còn nguyên nét hoang sơ, đẹp nhất của Bình Định.Một buổi biểu diễn của các võ sư thuộc võ đường Xuân Anh Đường trong khuôn viên Thành Hoàng đế triều Tây Sơn, nay thuộc địa bàn xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn,tỉnh Bình Định.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận