Những công trình kéo dài hàng chục năm - ai làm lãng phí?

Nhận diện, chỉ mặt gọi tên những công trình lãng phí để cơ quan chức năng mạnh tay xử lý chính là lấy lại lòng tin của nhân dân vào hiệu lực quản lý nhà nước.

 

Đó chỉ là một vài trong hàng trăm công trình lãng phí hàng ngàn hàng vạn tỷ đồng của quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân. Xảy ra tình trạng lãng phí tràn lan như vậy là do chưa có sự đồng bộ trong công tác quản lý, ban hành văn bản giữa các bộ, ngành. Ngõ 124 Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ được thành phố Hà Nội bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để mở rộng. Nhưng chỉ còn hơn chục mét là hoàn thiện thì Chi cục Đê điều Hà Nội ra văn bản khẳng định “chưa được Cục Đê điều (Bộ Nông nghiệp và Pát triển nông thôn) chấp thuận”. Thế là con đường phải dừng lại và mất hơn một năm mới được đấu nối vào đường đê. Như vậy, tính thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý đã gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực xã hội.

Thái độ quyết liệt, dám làm, dám chịu trách nhiệm tại đúng thời điểm quyết định đã đem lại những hiệu quả to lớn cho sự phát triển. Có thể nhìn từ dự án đường dây 500kV khi mới đưa ra lấy ý kiến đã vấp phải rất nhiều quan điểm không đồng thuận với hàng loạt lý do kém hiệu quả, không khả thi .v.v… Cuối cùng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt xin chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Quốc hội và trước nhân dân, quyết liệt chỉ đạo thực hiện dự án, định hướng các bộ, ngành cùng đồng thuận vào cuộc. Tháng 4/1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi côngdự án. Sau hơn 2 năm thi công, tháng 11/1994, toàn bộ công trình với gần 1.500 km đường dây 500kV với 5 trạm biến áp đã chính thức vận hành đóng điện, đưa hệ thống điện hợp nhất trên toàn quốc. Sự quyết liệt của Thủ tướng cùng sự đồng thuận, đồng bộ giữa các bộ ngành đã đem lại kết quả chiến lược, bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

 

Thu Thùy - Quốc Hưng

 

Bình luận

    Chưa có bình luận