Tương Bần là một loại tương truyền thống được sản xuất tại làng Bần, nay thuộc phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Loại tương này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận vào top 10 đặc sản nước chấm và gia vị nổi tiếng Việt Nam. Đây là một loại gia vị đặc biệt không thể thiếu trong rất nhiều món ăn từ cầu kỳ cho đến dân dã.
Khi nắng lên, đem hạt đỗ tương ra hong cho khô.
Sàng đậu tương trước khi đem xay.
Tương Bần Yên Nhân đạt chuẩn phải có màu vàng đậm, sánh, vị ngọt đậm đà, hạt xôi nếp mềm ra thì tương mới ngấu.
Hàng ngày phải mở chum thăm tương.
Để có được bát tương vàng ươm, thơm nức đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật của người nấu và bí quyết của từng gia đình. Sau khi hạt gạo nếp ngâm bung sẽ được đồ thành xôi, rồi bóp mốc. Để ba ngày mốc trắng và phải bóp lại, đến ngày thứ 4 lên mốc xanh rồi ủ tiếp 2 đêm. Trong thời gian đó, ngả hạt đỗ tương ra phơi khô rồi rang và xay nhỏ, kết hợp với muối rồi cho vào chum ủ hết 3 tháng mới được 1 mẻ. Tương Bần chủ yếu được làm vào mùa hè từ tháng 4 đến 10, lúc đó sẽ đủ nắng và dễ lên men.
Nước tương đen được nấu riêng, dùng để ăn chay, kho cá. Đây cũng là sản phẩm đặc trưng của từng gia đình làm tương Bần.
Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng và trưa.
Trung bình 1 chum chứa 100 lít tương, gồm 30kg gạo nếp, 10kg đỗ tương, 15kg muối.