Từ những miếng bạc thô, ráp được kéo thành sợi bạc mảnh, người thợ khéo léo tạo nên những sản phẩm trang sức, đồ lưu niệm tinh xảo. Sản phẩm đậu bạc Định Công được làm hoàn toàn thủ công, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì của người thợ. Mỗi sản phẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm giá trị văn hóa truyền thống.
Để sản phẩm trở thành một tác phẩm, người làm nghề phải nắm chắc 4 kỹ thuật cơ bản, đó là: trơn, đấu, chạm, đậu.
Xưa, làng nghề kim hoàn Định Công (nay là phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có các họ nghề nổi tiếng như Mai, Lê, Quách, Trần, Nguyễn… Trong đó, họ Quách chuyên về đậu bạc; họ Trần, Mai chuyên về vàng. Hiện nay, nghề đậu bạc Định Công chỉ còn lại số ít người làm nghề. Một trong số đó là nghệ nhân Quách Tuấn Anh - người giữ hồn cho nghề đậu bạc truyền thống duy trì và phát triển, tạo cơ hội có thêm việc làm, thu hút nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển nghề truyền thống của địa phương.
Nghệ nhân Quách Tuấn Anh, chủ xưởng đậu bạc bên trong đền thờ tổ nghề kim hoàn làng Định Công.
Người thợ phải hết sức yêu nghề, khéo léo, tỉ mỉ và phải thường xuyên trau dồi kỹ thuật cũng như áp dụng công nghệ để tạo nên sản phẩm hoàn hảo.
Ngày 29/9 vừa qua, “Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công” được Ủy ban nhân dân TP Hà Nội công nhận nghề truyền thống Hà Nội.
Một số sản phẩm đã được chế tác tại xưởng.