Cả làng mang vàng ra đánh

Nghề quỳ vàng bạc làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xuất hiện thời Hậu Lê cách đây khoảng trên 400 năm.

 

Nghề quỳ vàng bạc làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xuất hiện thời Hậu Lê cách đây khoảng trên 400 năm. Tổ nghề là ông Nguyễn Quý Trị, khi đi sứ Trung Quốc học được nghề dát đập vàng bạc để sơn thếp vàng câu đối, hoành phi, tượng…
Nghề quỳ vàng bạc là kết tinh sự sáng tạo và bàn tay tài hoa của người dân Kiêu Kỵ qua nhiều thế hệ. Mỗi sản phẩm dát vàng quỳ thể hiện tri thức, kỹ năng, độ tinh xảo và dấu ấn của người làm nghề bởi nó hoàn toàn được làm thủ công. Kỹ thuật dát vàng, bạc quỳ thỏa mãn những đòi hỏi khắt khe trong việc trang hoàng, tô điểm cho các công trình văn hoá tâm linh hay cho các sản phẩm trang trí, quà tặng, tranh sơn mài và các công trình nội ngoại thất.
Với quỳ vàng, người thợ bắt buộc phải đập tay thủ công, cần tập trung cao độ, vừa đập vừa cảm nhận để lá vàng mỏng nhất có thể và đặc biệt không bị rách. Một người thợ lành nghề có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành 980 lá vàng, tương đương diện tích hơn 1m2.

Để có được những miếng quỳ vàng, người thợ bắt buộc phải đập tay thủ công, cần tập trung cao độ, vừa đập vừa cảm nhận để lá vàng mỏng nhất có thể và đặc biệt không bị rách.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp (bên trái) là thế hệ thứ 3 trong gia đình được truyền nghề từ bà nội.

Những lá vàng mỏng tang được người thợ xếp trên giấy dó.

Để làm ra những lá vàng, bạc mỏng tang, người thợ phải trải qua quá trình chế tác kỳ công.

Một trong số công đoạn đó là làm lá giống để đặt vào các miếng điệp (vàng, bạc) được cán và cắt nhỏ.

Từ những lá vàng mỏng tang, được người dân Kiêu Kỵ đưa đi khắp nơi, sử dụng làm vật liệu để chế tác các sản phẩm mỹ nghệ, vật liệu trang trí sơn son thếp vàng.

Các lá vàng, bạc làm ra dùng để trang trí sơn son thếp vàng các công trình kiến trúc cung đình, đền, chùa…

 

Bình luận

    Chưa có bình luận