Đền Cờn di sản văn hóa độc đáo

Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong các đền chùa ở Nghệ An, năm 1993, đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

 

Đền Cờn còn có tên gọi khác là đền Mẫu Cờn Nghệ An, nằm trên gò Diệc, bên cạnh dòng sông Hoàng Mai thơ mộng, gần với cửa biển Lạch Cờn của làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất trong các đền chùa ở Nghệ An, năm 1993, đền Cờn được công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Đây không chỉ là nơi để người dân dâng hương và chiêm bái mà còn là điểm đến của du khách trải nghiệm nét kiến trúc độc đáo và tham gia vào các hoạt động lễ hội sôi động, hấp dẫn.
Ngôi đền này được xây dựng từ thời Trần và phát triển quy mô vào thời Lê, được trùng tu nhiều lần trong thời kỳ Nhà Nguyễn. Vì vậy ngôi đền này mang nét kiến trúc pha trộn giữa cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn.
Các chi tiết gỗ bên trong Đền Cờn cũng thể hiện nghệ thuật điêu khắc của người xưa. Tất cả cột, xà, câu đầu được chạm khắc lộng lẫy, và các đường chạm khắc khá tinh xảo, cho thấy tay nghề cao của người thợ xưa. Công trình được xây dựng cẩn thận với một sự chú ý đặc biệt đối với kết cấu bộ rường, mái lợp, và các chi tiết khác.

Qua cổng đền vào sân, với 10 bậc đá dẫn đến tòa Nghi môn, là một kiệt tác kiến trúc với hình dáng chữ Công, bao gồm 2 tầng, 8 mái.

Đền Cờn mang đậm dấu ấn kiến trúc cuối thời Lê và đầu thời Nguyễn.

Nơi đây là điểm đến tâm linh của người dân bản địa và du khách thập phương.

Các cột, xà, câu đầu được chạm khắc khá tinh xảo.

Những pho tượng, linh vật có từ lâu đời tại đền.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận