Nghề chẻ đá ở xứ Hòn

Nghề chẻ đá ở xứ Hòn mang lại công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các huyện lân cận.

 

Nghề chẻ đá ở xứ Hòn thuộc xã Thổ Sơn - Hòn Đất, Kiên Giang, đã mang lại công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các huyện lân cận với thu nhập bình quân từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày/người. Do nguồn nguyên liệu đá được khai thác từ Hòn Sóc, 1 trong 4 hòn của xã Thổ Sơn cùng với Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo nên người dân gọi đây là nghề chẻ đá Hòn Sóc.

Từ thành phố Rạch Giá theo quốc lộ 80 đi khoảng 30km đến trung tâm thị trấn Hòn Đất rẽ trái vào xã Thổ Sơn sẽ bắt gặp khoảng vài chục bãi đá lớn, nhỏ dọc hai bên đường và nằm sát với bờ kênh.

Một bãi chẻ đá ở xứ Hòn tuy khá ngổn ngang với đủ loại kích cỡ đá nhưng cũng rất ngăn nắp ở khu vực thành phẩm khi những cột đá được xếp theo từng lớp ngay ngắn. Tiếng máy cắt đá inh tai lẫn trong tiếng đục đá liên tục vang lên, tạo nên một phức hợp âm thanh hỗn tạp, kèm theo đó là bụi đá bay mù mịt, bám vào cả khuôn mặt, quần áo, dụng cụ làm nghề của những người thợ chẻ đá, khiến không gian cũng như chủ thể hòa thành một màu xám trắng.

Vùng đất Thổ Sơn nắng, gió nhiều, cả ngày phơi mặt trên bãi đá, da người thợ chẻ đá đều đen cháy, mồ hôi luôn thấm đều trên từng thớ đá. Vì cuộc mưu sinh, nhiều người thợ đã theo nghề 10 - 20 năm và tiếp tục theo nghề cả đời, quên đi những tai nạn, rủi ro mà nghề chẻ đá có thể mang đến cho họ bất kỳ lúc nào.

Bụi bay mù mịt trong không gian.

Người thợ xác định mạch đá trước khi dùng máy cắt thành từng đường rãnh.

Từ những khối đá lớn khai thác trên núi đem xuống, người thợ chẻ ra thành những cây đá nhỏ, dài từ 1 - 4m.

 

Người thợ đẽo những phần đá thừa để cây đá trở nên vuông vắn là hoàn thiện.

Những cây đá được sắp sẵn ngay bãi đá, chờ ghe tới vận chuyển.

Phần lớn thợ chẻ đá đến Thổ Sơn đều đến từ 2 huyện Vọng Thê và Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Thợ đục đá.

Cắt đá.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận