Công trình Điểm tập kết ra Bắc năm 1954 ở Đồng Tháp được đầu tư, khởi công xây dựng vào tháng 9/2017, trải rộng trên 12.000m2, tại phường 6, TP. Cao Lãnh, gần phà Cao Lãnh - địa điểm diễn ra sự kiện Tập kết năm 1954. Công trình được xây dựng gồm nhiều hạng mục: Tượng đài và phù điêu, bờ kè, sân lễ đài, đường nội bộ, hoa viên cây xanh, hồ nước, cấp điện chiếu sáng.
Nơi đây, trong 100 ngày chuyển quân, đã tiễn 13.508 cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam từ các tỉnh Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân Liên khu miền Đông và quân tình nguyện Cao Miên xuống tàu tập kết ra Bắc. Ngày 29/10/1954 là thời điểm chuyến tàu cuối cùng chở đoàn quân tập kết ra Bắc. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung có ảnh hưởng tầm quốc tế.
Sau Hiệp định đình chiến ở Việt Nam, tỉnh Đồng Tháp cùng với hai tỉnh khác ở khu vực Nam Bộ và Nam Trung bộ là Bình Thuận và Cà Mau, thị trấn Cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (tức TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ngày nay) được chọn làm điểm tập kết ra Bắc trong 100 ngày của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn, là “Địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Công trình trải rộng trên 12.000m2 tọa lạc gần cầu và phà Cao Lãnh - địa điểm diễn ra sự kiện Tập kết năm 1954.
Đây cũng là nơi tham quan, học tập, sinh hoạt truyền thống cho học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang.
Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.
Vào những ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật đều có lực lượng bảo vệ dân phòng giữ gìn an ninh trật tự xung quanh tượng đài.