Nghệ thuật khảm sành sứ ở Huế

Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ xuất hiện ở Huế từ thế kỷ XVII, xuất xứ trong dân gian từ thời nhà Lý (thế kỷ XI - XII) và du nhập vào nghệ thuật cung đình

 

Tiêu biểu cho sự hoàn mỹ và tinh xảo của khảm sành sứ ở đất cung đình Huế là các công trình kiến trúc nổi tiếng như lăng Khải Định, cung An Định, chùa Từ Hiếu, điện Hòn Chén… cùng một số đình, chùa, mộ táng trong dân gian.

Tại lăng Khải Định, các nghệ nhân đã sử dụng thêm thủy tinh ốp vữa màu vữa để tạo ra những thể thức màu mới.

Những mảnh vỡ từ gốm sứ, mảnh chai được chọn lọc, cắt bẻ theo hình dáng và gắn khảm với những chất kết dính và phụ gia. Chất kết dính là vôi hàu, mật mía đường. Phụ gia làm từ giấy dó, bông cẩn, dây tơ hồng...

Cửa Chương Đức rực rỡ dưới ánh nắng chiều.Những mảnh sành sứ, thủy tinh được gọt tỉa thành những họa tiết tỉ mỉ, tạo nên những tác phẩm có hồn

Những mảnh sành sứ, thủy tinh bản chất là những vật liệu cứng, nhưng sự tinh tế tạo hình đã không cho thấy sự khô cứng, nặng nề. Những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã gọt tỉa thành những họa tiết tỉ mỉ hoặc tự thân họa tiết đã hình thành hình thể không bị giới hạn bởi nét tô vẽ hay vôi vữa tạo nên những tác phẩm có hồn, linh động, lộng lẫy.

Nhiều tác phẩm từ những mảnh sành sứ, thủy tinh với các họa tiết tỉ mỉ, lộng lẫy.

Những nghệ nhân tài ba đã xây dựng thành những hình ảnh tuyệt vời đậm đà tính dân tộc với những màu sắc tương phản rực rỡ mang tính dân gian rõ nét.

Hình tượng Long mã (ngựa hóa rồng) được sử dụng nhiều trong kiến trúc bình phong ở Huế.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng cao, người dân có nhiều cơ hội tham gia đóng góp xây dựng đình làng, nhà thờ nhằm tri ân công đức tổ tiên, ông bà... Vì vậy, nghề khảm sành đã trở thành nghề của thời thượng hiện nay.

Trên Đầu đao Ngọ Môn.Bình phong tại một ngôi đình ở Đầm Chuồn.

Thôn An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có hơn 3.000 lăng mộ trên diện tích 10 ha. Những ngôi mộ tại nghĩa trang này được trang trí bởi nghệ thuật "khảm sành sứ" đặc trưng ở Huế với những họa tiết hoa lá và hình rồng. Một số ngôi mộ có kiến trúc vô cùng công phu, cao 6 mét và được chạm khắc rồng đầy màu sắc vào các cột trụ. Nhiều ngôi mộ mới được xây cao tới 10m và được trang trí tỉ mỉ từng cm.

Nghệ thuật trang trí khảm vô cùng chi tiết, tỉ mỉ tại lăng Khải ĐịnhHình tượng Long trong bộ tứ linh Long - Ly - Quy - PhụngHình tượng Ly trong bộ tứ linh Long - Ly - Quy - PhụngHình tượng Quy trong bộ tứ linh Long - Ly - Quy - PhụngHình tượng Phụng trong bộ tứ linh Long - Ly - Quy - Phụng

Việc phục hồi nghề khảm sành sứ không chỉ là chuyện miếng cơm manh áo mà còn là cái hồn cốt tinh anh của xứ sở diệu kỳ này, nó góp phần khôi phục lại những công trình hoang phế trở thành di sản quý giá cho quốc gia và cho nhân loại.

Những mảnh vỡ đủ màu sắc được đập ra từ bát đĩa, ấm chén, độc bình, bát hương, chai lọ...

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận