Gà sư tử Ba Lan

Tại ấp Phú Qưới, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, anh Phạm Minh Biên đã nuôi thành công giống gà sư tử Ba Lan.

 

Khoảng vài năm trở lại đây, người dân miền Tây chuyển đổi hình thức canh tác nông nghiệp và mạnh dạn chọn lựa mô hình chăn nuôi hiện đại, thay vì chăn nuôi truyền thống như trước. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con dần khấm khá, ăn nên làm ra.

Tại ấp Phú Qưới, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, anh Phạm Minh Biên đã nuôi thành công giống gà sư tử Ba Lan. Cách đây hơn 6 năm, anh chọn nuôi chim trĩ vì loài này vừa làm kiểng, vừa ăn thịt được. Sau đó, anh sưu tầm, mở rộng thêm các giống gà kiểng, chim công… và độc đáo nhất là gà sư tử Ba Lan.

Hiện trang trại của anh Biên  có hàng chục con gà sư tử Ba Lan bố mẹ. Gà sư tử Ba Lan nuôi khoảng 8 tháng thì bắt đầu đẻ trứng. Mỗi năm gà mái đẻ khoảng 100 trứng, trong đó tỷ lệ nở con khoảng 80%. Mỗi cặp gà sư tử cân nặng từ 1,2 - 1,4kg có giá bán ra thị trường khoảng vài triệu đồng. Hằng tháng, anh Biên thu nhập khoảng 30 triệu đồng từ việc bán gà. Có thể nói, đây là mức thu nhập “lý tưởng” đối với lao động nông thôn.

Gây nuôi gà sư tử Ba Lan thành công, anh Biên tận tình hướng dẫn, chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi đến những người dân ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Gà sư tử Ba Lan màu vàng. Khi nuôi cần chú ý tiêm vaccine, bổ sung rau trong phần ăn cho gà.

Gà sư tử Ba Lan khoảng 1 tháng tuổi, có giá bán ra thị trường khoảng 300 nghìn đồng/con.

Giống gà tí hon, cân nặng khoảng 300gram mỗi con.

Gà sư tử Ba Lan khoảng 1 tháng tuổi, có giá bán ra thị trường khoảng 300 nghìn đồng/con.

Đặc điểm của giống gà này phải nuôi nhốt, không thả lang ra môi trường. Mắc mưa gió, gà dễ nhiễm bệnh.

Gà con được cho vào thùng chuẩn bị vận chuyển đến khách hàng.

Ngoài nuôi gà, trang trại của anh còn có chim công, chim trĩ.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận