Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay ở vùng Bảy Núi

Lễ hội Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.

 

“Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnam Thmay” là “Năm mới”. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer tại Việt Nam, thường diễn ra vào trung tuần tháng 4 dương lịch. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, đây là thời kỳ giao mùa giữa hai mùa mưa nắng với hoa lá tốt tươi. Đồng bào dân tộc Khmer xem như khởi đầu một năm mới thuận lợi.

Tết Chol Chnam Thmay cũng là dịp để giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo đối với ông, bà, cha, mẹ; đồng thời, là điều kiện để sum họp gia đình, gặp gỡ bè bạn, mừng tuổi, mừng thành quả qua một năm lao động sản xuất và học tập. Qua đó, hướng mọi người làm những việc thiện để năm mới bản thân và gia đình được hưởng an vui, hạnh phúc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Năm nay, đồng bào Khmer ở vùng Bảy Núi, An Giang tổ chức Tết cổ truyền từ ngày 14 - 16/4 sau 2 năm tạm ngưng vì Covid-19. Trong những ngày Tết Chol Chnam Thmay, không khí ở các phum sóc, chùa náo nhiệt suốt ngày đêm. Vào thời khắc mở đầu năm mới, bà con đi dâng hoa, nghe kinh, niệm Phật. Sau phần lễ, mọi người bước vào không khí tưng bừng của ngày Tết, phật tử đến chùa chiêm bái, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Ngoài ra, đồng bào còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ như: múa rô băm, điệu nhảy lâm thôn, dàn nhạc ngũ âm./.

Ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Chú bé Khmer theo mẹ đi chùa.

Đồng bào Khmer vui với Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay.Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chol Chnam Thmay.

Nghi thức té nước.

Các thiếu nữ đồng bào Khmer rãi phấn thơm ngày Tết.

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận