Trên công trình thủy lợi nghìn tỷ

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé nằm tại huyện Châu Thành, Kiên Giang, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư là công trình thủy lợi nghìn tỷ lớn nhất miền Tây.

 

Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tư trên 3.300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Dự án khởi công từ tháng 11/2019 và hiện công trình đã hoàn thành trên 90% khối lượng, dự kiến đi vào hoạt động ngày 31/12/2021.

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại Kiên Giang đã hoàn thành trên 90% khối lượng, dự kiến đi vào hoạt động tháng 12/2021.

Giai đoạn 1 của dự án gồm các hạng mục chính: Cống Cái Lớn với cấp độ công trình là cấp I, cống Cái Bé (cấp độ II) và đê nối nối hai cống với quốc lộ 61 (cấp độ III). Ngoài ra, giai đoạn này còn thực hiện hợp phần mô hình sinh kế cho người dân và các hoạt động phi công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang do Sở NN&PTNT 2 tỉnh làm chủ đầu tư.

Chiều 14/3/2021, Cửa van đầu tiên của cống Cái Lớn nặng 203 tấn, được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Công trình Thủy lợi 10 lắp đặt vào khoang cống Cái Lớn thành công.

Khi hoàn thành, công trình có chức năng kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện để người dân sống vùng đất tự nhiên gần 400.000ha khu vực bán đảo Cà Mau ổn định sản xuất. Đây cũng là dự án thủy lợi có quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, dự án kết hợp với tuyến đê biển của Kiên Giang tạo thành cụm công trình ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, chống ngập úng, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất… cho các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.

Do ảnh hưởng gió và dòng chảy trên sông Cái Lớn, việc di chuyển, cố định van thép nặng 203 tấn vào khoang cống rất khó khăn. Nhà thầu LILAMA 10 phải tập đợt 3 ngày trước khi lắp đặt.

Sở NN&PTNT Kiên Giang cho biết, công trình khi hoàn thành sẽ trực tiếp điều tiết nước, kiểm soát độ mặn... giảm thiệt hại cho người trồng lúa. Kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2021, Bộ NN&PTNT tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án, vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng. Như vậy, tổng vốn đầu tư cả hai giai đoạn đạt trên 5.800 tỷ đồng.

Cận cảnh việc lắp van thép nặng 203 tấn trên công trình thủy lợi nghìn tỷ lớn nhất miền Tây. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ đề ra, đơn vị thi công phải huy động nhiều máy móc, thiết bị chuyên dụng để đưa cửa van thép nặng trên 200 tấn vào khoang cống an toàn và thành công.

Van thép cuối cùng trong tổng số 11 cửa van của Dự án Cống thủy lợi Cái Lớn nặng 203 tấn, cao 9m, ngang 40m đã được nhà thầu LILAMA 10 lắp đặt thành công vào khoang cống trưa ngày 17/6/2021.

Những năm gần đây, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau như: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang… Bình quân mỗi năm cómột đợt hạn mặn kéo dài 4 - 5 tháng, gây thiệt hại hàng chục nghìn héc-ta lúa và hoa màu. Đợt nắng hạn đầu năm 2020, tỉnh Kiên Giang có khoảng 2.000ha lúa bị thất thu.

 

Cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m và khoang âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Ngoài ra, trên cống có thiết kế cầu giao thông nông thôn thuận tiện cho giao thương hàng hóa và xe cộ hoa lại được thuận lợi. Khi dự án hoàn thành các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau sẽ kiểm soát được nguồn nước, sản xuất ổn định, bền vững cho 384.120ha đất sản xuất nông nghiệp.

Công nhân miệt mài lao động trên công trường.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận