Làng nghề dệt khăn choàng trên đất cù lao Long Khánh

Làng nghề dệt khăn choàng ở ấp Long Tả, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp là 1 trong 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được tỉnh Đồng Tháp công nhận.

 

Dù không qua bất kỳ một trường lớp nghệ thuật nhưng chỉ bằng đôi tay khéo léo, đôi mắt thẩm mỹ của người làm nghề lâu năm, những người thợ Long Khánh A đã phối màu lại cho sản phẩm, tạo nên dấu ấn rất riêng, vừa mang đậm dấu ấn quê hương vừa pha chút hiện đại. Ngoài 2 màu sắc trắng - đen truyền thống, khăn choàng Long Khánh A ngày nay còn được dệt phối bằng những màu lạ mắt, tinh tế như: Đỏ - xanh - hồng... Đặc biệt hơn, từ các chất liệu rằn đặc trưng, người dân làng nghề còn sáng tạo thêm các sản phẩm khác. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ phục vụ cho giới lao động bình dân, khăn choàng Long Khánh A giờ đây đã trở thành sản phẩm thời trang, sản phẩm du lịch.

Làng nghề dệt khăn choàng luôn rộn ràng tiếng máy dệt.

Hiện nay làng nghề có gần 100 hộ sản xuất dệt khăn choàng và các sản phẩm khác. Trung bình một khung dệt, mỗi ngày có thể làm ra từ 30 - 40 sản phẩm khăn choàng bằng phương pháp dệt thủ công theo truyền thống. Sản phẩm làng nghề dệt khăn choàng Long Khánh có mặt ở nhiều ở các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam bộ.

Khăn choàng Long Khánh A đã được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn làm sản phẩm công nghiệp - nông nghiệp tiêu biểu. Hiện tại, để tiếp tục bảo tồn và gìn giữ làng nghề hơn trăm tuổi, các ngành chức năng địa phương đang tập trung các giải pháp đồng bộ vừa quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm, vừa xúc tiến công nhận làng nghề là di sản văn hóa phi vật thể.

Những chiếc khăn choàng được phối màu tạo dấu ấn riêng.

Những năm gần đây, áp dụng công nghệ thông tin trong khâu giới thiệu nên sản phẩm của làng nghề được nhiều người biết đến.

Nữ du khách với khăn choàng rằn truyền thống.

Một bà mẹ Nam bộ với tấm khăn rằng quấn trên đầu hằng ngày.

Một khung dệt khăn choàng thủ công đang hoạt động.

Một cơ sở dệt choàng ở làng nghề dệt choàng Long Khánh A.

 

Bình luận

    Chưa có bình luận