Biến rác thải thành nguyên liệu sản xuất xi măng

  • 23/07/2020 11:00:08
  • Ánh Phương
  • Kinh tế
  • 0

Sản xuất 1 tấn xi măng thải ra khoảng 800kg CO2. Hàng năm, có khoảng hơn 4 tỷ tấn xi măng được sản xuất, chiếm 7% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu.Trước thực trạng này, sáng kiến biến rác thải thành nguyên liệu sản xuất xi măng đã được đưa ra.

 

 

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, lượng rác thải nhựa thải ra mỗi ngày của cả nước ước tính khoảng gần 18 nghìn tấn và nằm trong số 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, với khối lượng khoảng 1,8 triệu tấn mỗi năm. Mặc dù đã có nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn như đốt tầng sôi, đốt bỏ thông thường trực tiếp, tận dụng khí từ bãi chôn lấp để phát điện nhưng đến nay hầu hết các địa phương vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp, đốt thủ công là chủ yếu.

Trước thực trạng này, nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm xử lý tình trạng rác lan tràn trên. Trong đó, sáng kiến biến rác thải thành nguyên liệu sản xuất xi măng đã được giới thiệu tại “Hội thảo phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam”. Các nội dung được trình bày tại hội thảo là những giải pháp mới nhất, tiên tiến nhất, được trình bày cụ thể, chi tiết về công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành và các kết quả thu được.

VICEM Bút Sơn nghiên cứu sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất xi măng

Các báo cáo được nêu tại Hội thảo lần này gắn liền với các yêu cầu của chiến lược phát triển ngành xi măng Việt Nam. Các thông tin, giải pháp được trình bày tại Hội thảo sẽ bổ ích cho các doanh nghiệp xi măng Việt Nam trong quá trình hoàn thiện công nghệ và triển khai theo yêu cầu của chiến lược phát triển.

Đại diện Công ty Thyssenkrupp Industrial Solutions (Việt Nam) cho biết, vớimong muốn hiện thực hóa được ước mơ xử lý rác thải để tận dụng nhiệt, tận dụng chất thải vật liệu xây dựng hay các công trình xây dựng bị phá dỡ, tận dụng tro xỉ của nhiệt điện làm phụ gia cho sản xuất xi măng…thông qua Hội thảo, Công ty cam kết sát cánh cùng ngành xi măng Việt Nam từng bước phát triển theo hướng bền vững đưa ngành xi măng Việt Nam phát triển từ “xám” đến “xanh”.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận