Giảm nghèo hiệu quả ở xã miền núi Tả Lủng

  • 19/10/2023 10:04:21
  • Vân Hồng
  • Kinh tế
  • 0

Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, liên kết với các hợp tác xã để tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm là giải pháp mà xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang triển khai có hiệu quả giúp đồng bào dân tộc thiểu số xoá đói, giảm nghèo.

 

Thu hút nguồn lực hợp tác xã

Tả Lủng là một xã nghèo của huyện Đồng Văn, với tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm trên 85,6%. Xã xằm cách trung tâm huyện 5 km, có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt với địa chình chủ yếu là núi đá với nhiều khe sâu, độ dốc lớn và hiểm trở và khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính lục địa khá rõ rệt, lượng mưa trung bình năm từ 1760 đến 2000 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là chính.

Do đặc thù về khí hậu nên với diện tích đất canh tác hàng năm là 351,9 ha nhưng chủ yếu chỉ sản xuất được một vụ. Trồng trọt, chăn nuôi của người dân trong xã mang tính tự cung tự cấp. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được người dân chú trọng dẫn đến năng xuất ngô, lúa, rau các loại trên địa bàn xã còn thấp. Do đó, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển.

                  Mô hình trồng khoai sâm đã thu hút được nhiều người dân tham gia.

Với người dân ở xã Tả Lủng thì thoát nghèo chỉ đơn giản là có đủ tiền để trang trải cuộc sống gia đình, có tiền nộp học phí, mua sách vở, quần áo cho con đi học; xây được cái nhà vững chắc để ở... Mong ước tưởng giản đơn nhưng không dễ có được nếu người dân không quyết tâm, nỗ lực mạnh dạn thay đổi tư duy làm kinh tế. Nhận thức rõ điều này, Đảng bộ xã Tả Lủng đã xác định: trồng trọt và chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Từ đó, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp tạo sự kết nối thị trường giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Cung cấp nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh đến với người tiêu dùng, đồng thời là cơ sở làm nền tảng để xây dựng thương hiệu toàn cho xã nói riêng và toàn huyện nói chung.

Để thực hiện chủ trương trên, ông Dương Văn Nghị, Chủ tịch UBND xã Tả Lủng cho biết: “Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng xã Tả Lủng đã quyết liệt vào cuộc để tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi phương thức, tập quán sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới để tăng năng suất, giá trị sản phẩm trên cơ sở tình hình thực trạng của địa phương, gắn với nhu cầu thực tế tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể, thời gian qua xã đã vận động người dân tham gia triển khai 02 mô hình trồng khoai sâm và mô hình chăn nuôi bò gắn với tiêu thụ sản phẩm. UBND xã đã tiến hành ký kết hợp tác liên kết với các hợp tác xã (HTX) để hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho bà con”.

Cần sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ sản xuất

Vận dụng các nguồn vốn từ chính sách hỗ trợ phát triển từ Trung ương, tỉnh, huyện, UBND xã Tả Lủng đã xây dựng dự án, phương án nghiên cứu toàn diện về điều kiện và các yếu tố can thiệp để đưa các giải pháp thực hiện hiệu quả mô hình. Mục tiêu của dự án là khuyến cáo và chuyển giao quy trình, kỹ thuật,tiến bộ khoa học công nghệ, biện pháp trồng trọt và chăn nuôi có tính thực tiễn cao với cho người dân địa phương.

Ví dụ như đối với mô hình sâm khoai, ngay từ khi thực hiện mô hình, UBND xã đã triển khai thực hiện chọn hộ, điểm để thực hiện, liên hệ cung ứng giống và cấp phát cho các hộ để thực hiện sản xuất. Thực hiện hỗ trợ công lao động do công đoàn, đoàn thanh niên xã, trường học, y tế xã phát động được trên 60 lượt người tham gia. UBND xã đã phân công cho 01 đoàn thể, tổ chức Hội (HND) kiểm tra theo dõi, thực hiện. Cán bộ nông nghiệp xã tổng hợp mở sổ theo dõi chi tiết về từng giai đoạn, thời kỳ sinh trưởng của cây, tình hình thời tiết theo ngày, tháng. Nhờ đó, mô hình đã thu hút được 43 hộ tham gia thực hiện với sản lượng thu mua lên tới 30 tấn/năm và cho doanh thu mỗi năm 300.000.000 đồng. Từ đó, lan toả quyết tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vươn lên làm giàu của người dân trong toàn xã.

                 Xã Tả Lũng tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.  (Chủ tịch UBND xã Tả Lũng, ông Dương Văn Nghị đứng thứ nhất từ trái sang)

Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi bò chưa thực hiện được cam kết bao tiêu bởi lẽ, các hộ tham gia chưa có sự liên kết chặt chẽ, gắn kết trong sản xuất. Đàn bò của các không đảm bảo được chất lượng, thời gian đồng đều để xuất chuồng. Không đảm bảo được cam kết với HTX đó là, về chất lượng sản phẩm đảm bảo cung ứng đủ số lượng, mỗi lần thu mua từ 5 con trở lên. trọng lượng bò đực từ 300kg trở lên, bò cái trọng lượng từ 200kg trở lên. Do đó, hiện nay những hộ có bò đủ điều kiện xuất chuồng vẫn chưa tìm được đầu ra.

Vì thế xã khuyến nghị đối với người dân để phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung, mỗi người sản xuất cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời phải thay đổi tư duy “mạnh ai lấy làm “ thì mới phát triển được. Xã cũng đề nghị Cát Lý hướng dẫn thêm quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và tổ chức tiêu thụ sản phẩm Bò Mông Tả Lủng khi đạt trọng lượng, chất lượng yêu cầu theo hợp đồng.

“Việc triển khai, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn xã Tả Lủng trong những năm qua đều được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Vì thế, địa phương mong muốn các cấp từ Trung ương tới tỉnh, huyện, tiếp tục có cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho người dân trong các năm tiếp theo”.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận