Các doanh nghiệp có thể “đặt hàng” Bộ NN&PTNT
Tại cuộc họp bàn các giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, Bà Phạm Thị Hà Anh, Giám đốc Công ty cổ phần lương thực Bình Minh, chia sẻ công ty đã từng thất bại khi bao tiêu nông sản cho bà con ở Lai Châu bởi vùng nguyên liệu chuyên canh quá xa, thu mua tốn thêm nhiều chi phí nhân công và logistic.
Đó không phải là câu chuyện của riêng Công ty cổ phần lương thực Bình Minh mà nghịch lý tồn tại nhiều năm nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đó là, trong khi nông sản trong nước ùn ứ dư thừa phải đổ bỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu thì lại gặp khó do nguồn cung không đảm bảo hoặc không đáp ứng đủ. Diện tích vùng nguyên liệu nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết vẫn đang là rào cản với doanh nghiệp quy mô lớn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn không thiếu công nghệ chế biến, chỉ thiếu nguyên liệu. Do đó xây dựng vùng nguyên liệu là vấn đề quyết định với nông nghiệp hiện nay. Chúng ta còn nhiều khó khăn, nên trước mắt cần tiếp tục xây dựng từ những cái tốt, có sẵn. Bộ NN&PTNT giao Văn phòng Bộ và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ, đề ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết từ giờ đến cuối năm. Giờ là lúc chúng ta phải hành động”.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp đặt hàng để Cục và địa phương để từng bước đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bên nên ký kết hợp đồng mua bán thay vì giao kèo bằng miệng như truyền thống. Dựa trên số liệu Cục Trồng trọt cung cấp thông tin hàng tháng, hàng quý, cả doanh nghiệp lẫn hợp tác xã (HTX) đều có thể tính toán chính xác về thời vụ. Bộ và một số địa phương cần ký các chương trình hợp tác để xác định trách nhiệm các bên trong sản xuất. Địa phương nào tham gia chương trình hợp tác này sẽ phải xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo yêu cầu của các nhà phân phối và doanh nghiệp thu mua.
Mỗi vùng nguyên liệu cần gắn chặt với một hợp tác xã
Hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án thí điểm xây dựng năm vùng nguyên liệu với sự hỗ trợ về khuyến nông, cơ sở hạ tầng... Trong đó, tỉnh Sơn La và Hòa Bình chuyên về chanh leo và dứa; trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC tại Huế và Quảng Trị; cà phê ở Đắk Lắk và Gia Lai; rau, cây ăn quả ở Long An, Tiền Giang, vùng Đồng Tháp Mười; lúa chất lượng cao ở Kiên Giang, An Giang.
Tổng quy mô vùng nguyên liệu khoảng 26.000ha. Đây là các vùng nguyên liệu lớn để cung cấp cho doanh nghiệp đủ số lượng và chất lượng đảm bảo cho xuất khẩu. Với những vùng nguyên liệu nhỏ hơn sẽ thực hiện theo các chương trình của địa phương. Doanh nghiệp có thể đề xuất Bộ hỗ trợ tạo vùng nguyên liệu với sự đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Các doanh nghiệp có nhu cầu vùng nguyên liệu nông sản có thể "đặt hàng" để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị, địa phương nhằm đảm bảo nguồn hàng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có cơ chế lưu thông tốt hàng hóa từ vùng trồng tới điểm bán.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần phải nâng cao đảm bảo chất lượng vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, do quỹ đất sản xuất nông nghiệp hiện không có nhiều nên mỗi vùng nguyên liệu cần gắn chặt với một HTX. Mới đây Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã làm việc với Cục Bảo vệ thực vật và yêu cầu không chỉ quan tâm cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu mà còn cấp mã số vùng trồng cho tiêu thụ nội địa. Tới đây Bộ NN&PTNT sẽ đưa mã số vùng trồng vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Để bảo đảm chất lượng nông sản, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, việc cấp mã số vùng trồng, nông dân sẽ phải sản xuất theo đúng quy trình. Những nông sản ở vùng cấp mã số không chỉ để cho xuất khẩu mà còn cho cả thị trường trong nước. Khi đó, doanh nghiệp thu mua được sản phẩm như ý, người dân có trách nhiệm trong sản xuất.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam phân tích, theo số liệu của Hiệp hội các nhà bán lẻ, tỷ trọng nông sản vào trong các chuỗi siêu thị, cửa hàng còn khiêm tốn, chỉ khoảng 20-30%. Dịch bệnh Covid khiến tiêu thụ sản phẩm càng khó khó khăn. Trong khi đó, phần đông nông dân chưa biết những kiến thức cơ bản để đưa hàng vào các kênh bán lẻ. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần có sự phổ cập, đào tạo kiến thức cơ bản cho nông dân, HTX.
Bà Phạm Hà Anh đưa ra giải pháp, từng đơn vị trong chuỗi cung ứng sản xuất cần phải được chuyên biệt hóa, và "làm việc nào mình giỏi nhất". Nếu đảm bảo được 3 yếu tố: đầu vào, đầu ra và nền tảng sản xuất thì nông sản Việt không thua kém gì các nước trên thế giới, và đủ sức cạnh tranh ở những thị trường khó tính nhất.
Các doanh nghiệp có thể “đặt hàng” Bộ NN&PTNT
Tại cuộc họp bàn các giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, Bà Phạm Thị Hà Anh, Giám đốc Công ty cổ phần lương thực Bình Minh, chia sẻ công ty đã từng thất bại khi bao tiêu nông sản cho bà con ở Lai Châu bởi vùng nguyên liệu chuyên canh quá xa, thu mua tốn thêm nhiều chi phí nhân công và logistic.
Đó không phải là câu chuyện của riêng Công ty cổ phần lương thực Bình Minh mà nghịch lý tồn tại nhiều năm nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đó là, trong khi nông sản trong nước ùn ứ dư thừa phải đổ bỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu thì lại gặp khó do nguồn cung không đảm bảo hoặc không đáp ứng đủ. Diện tích vùng nguyên liệu nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết vẫn đang là rào cản với doanh nghiệp quy mô lớn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn không thiếu công nghệ chế biến, chỉ thiếu nguyên liệu. Do đó xây dựng vùng nguyên liệu là vấn đề quyết định với nông nghiệp hiện nay. Chúng ta còn nhiều khó khăn, nên trước mắt cần tiếp tục xây dựng từ những cái tốt, có sẵn. Bộ NN&PTNT giao Văn phòng Bộ và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ, đề ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết từ giờ đến cuối năm. Giờ là lúc chúng ta phải hành động”.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp đặt hàng để Cục và địa phương để từng bước đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bên nên ký kết hợp đồng mua bán thay vì giao kèo bằng miệng như truyền thống. Dựa trên số liệu Cục Trồng trọt cung cấp thông tin hàng tháng, hàng quý, cả doanh nghiệp lẫn hợp tác xã (HTX) đều có thể tính toán chính xác về thời vụ. Bộ và một số địa phương cần ký các chương trình hợp tác để xác định trách nhiệm các bên trong sản xuất. Địa phương nào tham gia chương trình hợp tác này sẽ phải xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo yêu cầu của các nhà phân phối và doanh nghiệp thu mua.
Mỗi vùng nguyên liệu cần gắn chặt với một hợp tác xã
Hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án thí điểm xây dựng năm vùng nguyên liệu với sự hỗ trợ về khuyến nông, cơ sở hạ tầng... Trong đó, tỉnh Sơn La và Hòa Bình chuyên về chanh leo và dứa; trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC tại Huế và Quảng Trị; cà phê ở Đắk Lắk và Gia Lai; rau, cây ăn quả ở Long An, Tiền Giang, vùng Đồng Tháp Mười; lúa chất lượng cao ở Kiên Giang, An Giang.
Tổng quy mô vùng nguyên liệu khoảng 26.000ha. Đây là các vùng nguyên liệu lớn để cung cấp cho doanh nghiệp đủ số lượng và chất lượng đảm bảo cho xuất khẩu. Với những vùng nguyên liệu nhỏ hơn sẽ thực hiện theo các chương trình của địa phương. Doanh nghiệp có thể đề xuất Bộ hỗ trợ tạo vùng nguyên liệu với sự đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Các doanh nghiệp có nhu cầu vùng nguyên liệu nông sản có thể "đặt hàng" để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo, hỗ trợ các đơn vị, địa phương nhằm đảm bảo nguồn hàng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có cơ chế lưu thông tốt hàng hóa từ vùng trồng tới điểm bán.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần phải nâng cao đảm bảo chất lượng vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, do quỹ đất sản xuất nông nghiệp hiện không có nhiều nên mỗi vùng nguyên liệu cần gắn chặt với một HTX. Mới đây Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã làm việc với Cục Bảo vệ thực vật và yêu cầu không chỉ quan tâm cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu mà còn cấp mã số vùng trồng cho tiêu thụ nội địa. Tới đây Bộ NN&PTNT sẽ đưa mã số vùng trồng vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Để bảo đảm chất lượng nông sản, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, việc cấp mã số vùng trồng, nông dân sẽ phải sản xuất theo đúng quy trình. Những nông sản ở vùng cấp mã số không chỉ để cho xuất khẩu mà còn cho cả thị trường trong nước. Khi đó, doanh nghiệp thu mua được sản phẩm như ý, người dân có trách nhiệm trong sản xuất.
Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam phân tích, theo số liệu của Hiệp hội các nhà bán lẻ, tỷ trọng nông sản vào trong các chuỗi siêu thị, cửa hàng còn khiêm tốn, chỉ khoảng 20-30%. Dịch bệnh Covid khiến tiêu thụ sản phẩm càng khó khó khăn. Trong khi đó, phần đông nông dân chưa biết những kiến thức cơ bản để đưa hàng vào các kênh bán lẻ. Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần có sự phổ cập, đào tạo kiến thức cơ bản cho nông dân, HTX.
Bà Phạm Hà Anh đưa ra giải pháp, từng đơn vị trong chuỗi cung ứng sản xuất cần phải được chuyên biệt hóa, và "làm việc nào mình giỏi nhất". Nếu đảm bảo được 3 yếu tố: đầu vào, đầu ra và nền tảng sản xuất thì nông sản Việt không thua kém gì các nước trên thế giới, và đủ sức cạnh tranh ở những thị trường khó tính nhất.