Giảm tải cho học sinh lớp 1: Không giao bài tập về nhà là chưa đủ

Trước ý kiến nhiều giáo viên và phụ huynh cho rằng chương trình, SGK lớp 1 quá nặng. Bộ GD-ĐT vừa đưa ra một số giải pháp nhằm giảm tải, nhưng liệu có hiệu quả?

 

Quá tải do đâu?

Ngay trong tháng đầu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa mới (CT, SGK) không ít giáo viên đã gặp khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học theo yêu cầu mới.Một giáo viên tiểu học ở  Hà Nội cho rằng, sách mới thiết kế dạy chữ có tốc độ nhanh. Mỗi bài gồm các nội dung: nhận biết mặt chữ, ráp âm, vần, học thuộc chữ, viết chữ và đọc câu văn cuối bài... Nhiều kiến thức được tích hợp trong một bài học. Với học sinh lớp 1, mỗi tiết 30-35 phút không thể đủ để vừa đọc vừa viết. Một lớp mấy chục học sinh, phải để ý từng em một, không thể có đủ thời gian. Bởi vậy các cô thường xuyên phải nhờ phụ huynh dạy kèm con tại nhà.

Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết, đến nay Bộ chưa nhận được ý kiến phản ánh chính thức bằng văn bản từ các giáo viên hay cơ sở giáo dục, chuyên gia về CT, SGK lớp 1 mới.Ông Tài lý giải thêm, trong CT môn Tiếng Việt lớp 1, về mặt kiến thức không cao hơn so với CT hiện hành. Song thời lượng được điều chỉnh từ 350 tiết lên 420 tiết, dù lượng kiến thức đã có phần tinh giản hơn so với CT trước đây. Như vậy, tần suất học Tiếng Việt (số tiết) trong một tuần của học sinh học theo CTphổ thông mới chắc chắn sẽ nhiều hơn so với khi học CT trước đây.

Theo ghi nhận của phóng viên, thực tế CT nặng không phải do giáo viên, cái chính là do việc ép học sinh học quá nhanh như việc học âm và vần lẫn lộn, việc bắt học sinh mới vài tuần đầu tiên đã phải phân biệt chữ thường, chữ hoa, chữ in thường, chữ in hoa, đọc hiểu đoạn văn đến 5-6 câu và hết học kỳ 1 các em đã phải đọc thông viết thạo.Chị Nguyễn Thu Hương (Quận 1.TPHCM), phụ huynh có con học lớp 1 chia sẻ: “Mới vài tuần đầu tiên con chị đã phải phân biệt chữ thường, chữ hoa, chữ in thường, chữ in hoa, thậm chí yêu cầu về tập viết khá cao. Con bị cô giáo nhắc nhở là chậm so với các bạn, điều này khiến cho không chỉ con mà chị cũng cảm thấy căng thẳng. Ngày nào giáo viên cũng giao vài phiếu bài tập Toán, Tiếng Việt khiến nên đi học về đến nhà ăn cơm xong là con lại phải học đến 10h, 11h đêm mới hết bài... ”

Trước sự phản ứng mạnh mẽ của phụ huynh và giáo viên về việc chương trình nặng, mới đây Bộ đưa ra giải pháp tăng cường việc dự giờ thăm lớp, nhưng liệu đây cóphải là giải pháp hay?Một thành viên Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn, chủbiên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa “Cùng học để phát triển năng lực” lại quả quyết, việc (chương trình) nặng có chăng do nhà trường, giáo viên chưa biết cách đổi mới phương pháp dạy học.Còn GS Nguyễn Minh Thuyết,Tổng chủ biên chương trình mới, Chủ biên môn Tiếng Việt bộ sách giáo khoa “Cánh Diều” cũng đồng quan điểm: “Việc học nhẹ hay nặng một phần do cách dạy của giáo viên”.

Theo GS Thuyết, giáo viên chưa biết đổi mới phương pháp dạy học nên mới làm chương trình quá tải. Tuy nhiên, dự giờ thăm lớp để giúp giáo viên dạy tốt hơn?Khi dự giờ, sẽ chẳng giáo viên nào lại muốn bị đánh giá là dạy không tốt, thế nên thay vì dành thời gian chăm sóc kèm cặp học sinh, sẽ có giáo viên chỉ đầu tư thời gian để là, sao cho tiết dạy dự giờ của mìnhphải hoàn hảo.Như vậy,có những khi học sinh vắng sự chăm sóc chỉ dạy của giáo viên đến vài tuần liền, điều này sẽ khiến cho các em càng không thể theo kịp chương trình.

Bộ yêu cầu không giao thêm bài tập về nhà để tránh quá tải cho học sinh

Cần phối hợp từ nhiều phía

Trong sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận về chương trình mới quá nặng, ngày 5/10 vừa qua, trong công văn gửi các Sở GD-ĐT địa phương, Bộ yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục sao cho hợp lý về nội dung và thời lượng giữa các môn học, hoạt động giáo dục nhằm không gây quá tải cho học sinh lớp 1. Thời khóa biểu phải tính toán phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Bộ cũng đề nghị giáo viên phải giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp, không giao thêm bài tập về nhà cho các em.Thực tế từ nhiều năm nay, dù Bộ có quy định không được giao bài tập về nhà đối với học sinh học 2 buổi/ngày nhưng nhiều giáo viên vẫn giao bài tập vềhằng ngày cho học sinh, thậm chí làcàng cuối tuần càng bị giao nhiều phiếu bài tập. Hoặc cũng có không ít phụ huynh yêu cầu giáo viên giao thêm bài tập về nhà cho con. Việc cả ngày đánh vật với chương trình mới đã vất vả, tối đến lại bò ra làm bài tập đến đêm khiến trẻ càng bị quá tải. Chính vì vậy, để giải pháp trên của Bộ triển khai có hiệu quả thì ngay cả giáo viên, cũng như phụ huynh cần thay đổi tư duy, giảm bớt áp lực lên con trẻ.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường ngoài việc thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với chương trình mới cũng cần tăng cường trao đổi và phối hợp với phụ huynh để có thể đạt được hiệu quả hơn.Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ cũng yêu cầu các Sở GD-ĐT tăng cường việc nắm bắt thông tin phản ánh từ các nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh để trao đổi, cung cấp thông tin và giải đáp kịp thời. Đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, đây là năm đầu tiên áp dụng CT giáo dục phổ thông mới, trong quá trình triển khai, Bộ tiếp tục lắng nghe phản biện, những vấn đề phát sinh trong thực tế.

 

Mới đây, Sở GD-ĐT TP. HCM cũng yêu cầu giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy, ghi nhận những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn khi thực hiện CT để báo cáo với cấp quản lý, sau đó chuyển cho các nhà xuất bản để điều chỉnh SGK cho phù hợp khi tái bản. Sở cũng nói rõ tùy theo mức độ tiếp nhận của học sinh, giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, giãn tiến độ thực hiện chương trình và tăng thời lượng tiết dạy... để vừa sức với các em, giúp các em dễ dàng tiếp thu, nắm vững bài học./.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận