Nâng cao kỹ năng của nhân sự CNTT - chìa khóa thành công cho doanh nghiệp

Diễn đàn quốc gia 'Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam’- Skilling Up Vietnam diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với sự tham gia của gần 1500 đại biểu.

 

Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam’- Skilling Up Vietnam khai mạc ngày 15/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với sự tham gia của gần 1500 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là lần đầu tiên Chính phủ đứng ra chủ trì một diễn đàn về kỹ năng lao động Việt Nam.

 

Diễn đàn đã khẳng định tầm nhìn, khát vọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế. Diễn đàn cũng nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đưa ra các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, chuyển mạnh và xác định hướng đào tạo nghề nghiệp sẽ gắn liền với doanh nghiệp theo địa chỉ đặt hàng và thị trường lao động.

Các hoạt động bên lề của diễn đàn khá phong phú với nhiều chuyên đề về việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong một số ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn cụ thể như du lịch , công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin….

Với lực lượng lao động khoảng 55 triệu người, hiện mới chỉ có khoảng 24% lao động đã được qua đào tạo. Như vậy lực lượng lao động còn chưa có bằng cấp và chứng chỉ kỹ năng nghề còn lớn. Việt Nam đang thực sự có nhu cầu rất to lớn về lao động có kỹ năng.

Lễ ký kết giữa Bytesoft và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Thống kê của Bộ GD&ĐT tính đến năm 2017 cho thấy, hiện cả nước có 10 học viện, 123 trường đại học, 153 trường cao đẳng và hơn 350 trường trung cấp chuyên nghiệp đào tạo ngành CNTT - Tin học. Tuy nhiên cũng theo PGS Bùi Thế Duy nhiều nhà trường dù tự nhận mình “đào tạo tốt” nhưng thực tế rất nhiều trong số đó lại toàn là những kiến thức khó áp dụng vào công việc thực tế của doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Lê Quân nhấn mạnh giáo dục nghề nghiệp hay giáo dục nói chung là điều mà các doanh nghiệp cần thực sự có các hoạt động phát triển, đột phá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo dự báo Vụ CNTT (Bộ Thông tin &Truyền thông) đưa ra mới đây, đến năm 2020 nhu cầu nhân lực CNTT của Việt Nam sẽ vào khoảng hơn 600.000 người. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra với ngành CNTT đó là đưa ra các biện pháp nhằm sớm giải được “cơn khát” nhân lực CNTT trình độ cao, đạt trình độ quốc tế. Vậy, đâu sẽ là hướng đi cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam?

Bytesoft Việt Nam là một doanh nghiệp tiên phong lĩnh vực công nghệ thông tin và đi đầu trong việc nâng cao năng lực kỹ năng của nhân lực CNTT cũng đóng góp chủ đề “Nâng cao năng lực nghề nghiệp của nhân lực ngành CNTT”. Bytesoft từ lâu đã nhận thức được rằng nhân sự giỏi và chuyên nghiệp chính là yếu tố sống còn của Doanh Nghiệp.

Theo Bytesoft Việt Nam, phía cơ quan nhà nước cần có nhiều chương trình, ngân sách cụ thể để hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động phát triển nguồn nhân lực CNTT. Phía Bộ GD&ĐT cần có thiết lập và nâng cao những chuẩn đầu ra cho sinh viên CNTT. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo CNTT tăng sự thực tiễn trong chương trình đào tạo cử nhân CNTT và nội dung cần có tính mở cập nhập liên tục phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của doanh nghiệp.

Các DN cũng cần phối hợp với nhà trường thực hiện và mở các lớp đào tạo nhân lực ngắn hạn đặc biệt trong thời gian nghỉ hè của các sinh viên. Cần đẩy mạnh những trung tâm đào tạo lập trình viên đạt chất lượng quốc tế như FPT Aptech, NIIT…. là những đơn vị đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin rất chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp CNTT cũng cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn định kỳ cho các nhân sự CNTT, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao, hợp tác công nghệ để nâng cao năng lực của nhân sự CNTT.

Sinh viên CNTT cần chủ động tìm kiếm những cơ hội học tập và làm việc tại doanh nghiệp trong thời gian trên ghế nhà trường, cần nâng cao kỹ năng Tiếng Anh và các kỹ năng mềm để sẵn sàng hội nhập cũng như làm việc tại doanh nghiệp ngay sau khi ra trường.

Trong nhiều năm qua Bytesoft luôn đặt việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự lên hàng đầu thông qua rất nhiều hoạt động cụ thể như: Thường xuyên tổ chức các buổi training nội bộ hàng tuần để nâng cao năng lực của nhân sự. Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, hợp tác, chuyển giao những công nghệ mới nhất trong các lĩnh vực mà Bytesoft đang theo đuổi. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo kết nối với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT nhằm thảo luận, trao đổi, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cũng như tiên phong nghiên cứu những lĩnh vực công nghệ mới. Bytesoft tổ chức kết nối với các trung tâm đào tạo quốc tế như FPT Aptech, NIIT... giúp các sinh viên có điều kiện thực tập làm việc tại môi trường thực tế của doanh nghiệp. Cũng như hỗ trợ chia sẻ định hướng nghề nghiệp giúp sinh viên chuẩn bị tốt sẵn sàng cho công việc sau khi ra trường.

 

Tham dự Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” phía Bytesoft Việt Nam cũng thể hiện rõ quyết tâm rằng “Nâng cao kỹ năng lao động nhân sự CNTT” sẽ là kim chỉ nam để không chỉ Bytesoft mà các doanh nghiệp CNTT khác phát triển nguồn nhân lực.

 

Với kinh nghiệm đào tạo của CHLB Đức, sinh viên học nghề có 70% thời gian thực hành tại doanh nghiệp, 30% học lý thuyết . Người học được thực hành nhiều để khi tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào công việc, đây là mô hình đào tạo nghề kép, luôn luôn tồn tại 2 trường.

 

Cụ thể, nghiên cứu và áp dụng mô hình "đào tạo kép" phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường và đào tạo tại doanh nghiệp; thường xuyên mời các chuyên gia từ doanh nghiệp đến trường chia sẻ nghề nghiệp; kết hợp giảng dạy chính khóa với các hoạt động ngoại khóa.

 

Bytesoft Việt Nam cũng mong muốn thông qua diễn đàn lần này sẽ được chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm hay, đưa ra các dự báo về kỹ năng, xu hướng tuyển dụng và việc làm; khuyến nghị chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp. Tham gia tư vấn phát triển các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế.

 

Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cùng nhiều quan chức cấp cao khác trong Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - và ông Đoàn Đức Mạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Bytesoft Việt Nam - đã ký cam kết quyết tâm thực hiện nâng cao kỹ năng người lao động.

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận