Cách nào để 'giữ chân' giáo viên mầm non?

Trong số 16.000 giáo viên (GV) bỏ việc năm 2022 thì GV mầm non nhiều nhất, chiếm gần một nửa. Nhiều giải pháp khẩn được đưa ra...

 

  Áp lực cao, lương thấp

Việc nhiều GV nghỉ việc khiến tình trạng thiếu GV ở bậc học này càng trầm trọng. một thực tế mà lâu nay ai cũng thấy rõ là GV nghỉ việc là do nhiều nguyên nhân nhưng lý do chính là lương quá thấp và áp lực lớn. Đặc biệt là ở GV  mầm non và tiểu học. Áp lực đầu tiên đến từ chính đặc trưng công việc. GV mầm non, tiểu học có khi phải làm việc đến 12 tiếng/ngày. Đối với nhóm GV  trẻ, mới vào nghề, họ có thể không gặp vấn đề về khả năng thích ứng nhưng lại gặp áp lực về chuyện “cơm áo gạo tiền”, về việc không có thời gian chăm sóc gia đình. Khi họ thấy phải làm một công việc áp lực, phức tạp với mức lương không đảm bảo, thì họ có thể sẽ lựa chọn bỏ nghề để chuyển sang nghề khác có mức thu nhập cao hơn.

Thực tế hiện nay lương GV chưa tương xứng với công sức mà hng ngày họ phải công hiến. Lương khởi điểm khi nhận công tác tại trường chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng. Do mức thu nhập không đủ sống nên nhiều GV mầm non phải làm đủ công việc như bán hàng, thậm chí làm shiper... Một giáo viên mầm non Bắc Giang cho biết, bản thân vào nghề từ năm 2012, hiện hưởng hệ số lương 3,03, hằng tháng nhận về gần 5 triệu đồng. Thế nhưng hin nay giá c th trường leo thang, mi th đắt đỏ, nếu chỉ trông chờ vào lương thì không thể nuôi 2 đứa con ăn học, càng không đủ chi trả cho cuộc sống. Vì thế cô phải bán hàng online, thậm chí làm shiper để có thêm thu nhập. "Nếu được tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng, tôi sẽ giảm bớt một công việc để có thêm thời gian cho các con. Tôi hy vọng được tăng ngay từ 1/1/2023 thay vì 1/7/2023 như đề xuất. Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu để được tăng lương. Nếu cứ kéo dài nữa sẽ càng có thêm nhiều GV bỏ việc vì không thể trụ nổi", cô nói.

Cô T.X, GV mầm non tại Thanh Hóa cho biết, với mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng, GV mầm non có lương thấp nhất là 3,12 triệu đồng và cao nhất là 9,5 triệu đồng. GV các trường công lập có thêm một số loại phụ cấp khác nhưng không phải ai cũng được hưởng những khoản này. Với những GV mới ra trường như cô lương chỉ hơn 3 triệu đồng, không đủ lo cho cuộc sống độc thân. Không ít GV cũng chia sẻ, nếu so sánh mức lương trung bình 5-7 triệu đồng/tháng của GV với lương công nhân lao động phổ thông hiện nay có thu nhập từ 7-9 triệu đồng/tháng thì có thể thấy thu nhập của GV  thấp đến mức nào.

Những năm trước, việc điều chỉnh tăng lương được thực hiện hằng năm. Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 01/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Tuy nhiên chúng ta đã có 3 năm liên tiếp giữ nguyên mức lương cơ sở nhằm huy động nguồn lực ngân sách cho việc phòng, chống dịch Covid-19, cho các chính sách an sinh xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh… Khi lương cơ sở không tăng đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức, viên chức không được điều chỉnh tăng lương, phụ cấp, trong khi đó vật giá lại leo thang, chi phí tăng trở lại làm cho đời sống cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có công chức, viên chức ngành giáo dục, càng gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế nhng ngày qua, nhiu đại biu Quc hi đề ngh tăng lương cơ s t ngày 1/1/2023 thay vì ngày 1/7/2023 như đề xut. Bởi đây cũng chính là mong mi ca đội ngũ công chc, viên chc, đặc bit là đối tượng GV, y bác sĩ.

Bộ GD-ĐT kiến nghị tăng phụ cấp ưu đãi cho GVMN lên tối thiểu 70%

"Theo nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, GV đang chịu rất nhiều áp lực, thể hiện bằng các chỉ số bên ngoài có thể đo đếm được. Khi sàng lọc bằng trắc nghiệm, chúng tôi thấy, gần 60% GV  có biểu hiện stress trong công việc, 35-40% có những dấu hiệu rối loạn lo âu liên quan đến công việc, và một tỷ lệ nhỏ hơn GV có biểu hiện ban đầu của trầm cảm. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở GV mầm non, sau đó lần lượt đến GV bậc tiểu học, THCS và cuối cùng là THPT. Gốc rễ phải giải quyết cho GV vấn đề thu nhập. Họ phải đảm bảo được đời sống tối thiểu mới an tâm làm nghề. Nếu không, GV buộc phải bỏ nghề hoặc làm thêm”. Tiến sĩ Hoàng Trung Học, Học viện Quản lý Giáo dục

Tăng lương, phụ cấp ra sao để giữ chân GV

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, vừa qua Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và xét tuyển dần trong từ nay đến năm 2026, riêng năm 2022 thì được duyệt với 27.850 chỉ tiêu. Còn việc thiếu GV, ngành giáo dục phối hợp với ngành nội vụ đã tính toán và xác định số lượng GV thiếu từ nay tới 2026 cần phải bù đắp, bổ sung lên đến 107.000 GV và có thể còn biến động trước tình hình GV nghỉ việc.

Bộ trưởng cũng đề nghị, một trong các chính sách rất quan trọng là việc tăng lương cho GV thì đã được Chính phủ tính toán và cũng sẽ là một giải pháp rất quan trọng giải quyết đời sống và tâm lý cho GV yên tâm công tác. Đặc biệt thiếu nhiều nhất và bỏ việc nhiều nhất là GV mầm non. Số nghỉ việc ở GV mầm non chiếm tới trên 40%, do đó đề nghị Quốc hội xem xét việc điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho GV bậc mầm non. "Hiện đang tính là 35%, đề nghị nếu là tốt nhất thì tăng phụ cấp ưu đãi cho nhóm GV mầm non được tương tự như mức cấp ưu đãi so với y tế cấp cơ sở; còn nếu không thì tối thiểu tăng từ 35% đến 70%, ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cấp cơ sở. Về phía ngành giáo dục đào tạo hết sức mong muốn được nâng phụ cấp ưu đãi, đặc biệt là cho đối tượng GV bậc mầm non", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Tuy nhiên nhiều GV mong mỏi tăng phụ cấp nghề lên 100% như các y bác sĩ. Một GV trường mầm non ở Hà Nội tâm sự, hy vọng được tăng phụ cấp để tương xứng với đặc thù công việc. Theo cô, nhân viên y tế hay GV, mỗi ngành nghề có tính chất công việc riêng nhưng đều có áp lực lớn. Việc nâng phụ cấp ưu đãi nghề đối với nhân viên y tế cơ sở và y tế dự phòng như một giải pháp hiệu quả để giữ chân y bác sĩ. Với ngành Giáo dục cũng cần thực hiện mức tăng phụ cấp nghề như vậy. Giáo viên này phân tích, sau dịch Covid-19, nhiều nhân viên ngành giáo dục đã bỏ việc, chuyển việc. Trong đó, GV bỏ việc nhiều nhất là bậc mầm non. Vì vậy, điều chỉnh phụ cấp cho GV bậc mầm non là vô cùng cần thiết, là sự động viên kịp thời, giúp GV yên tâm làm việc. Hiện nay phụ cấp ưu đãi nghề của GV mầm non đang là 35%, tốt nhất tăng tương tự phụ cấp ưu đãi của y tế cơ sở. Nếu không cũng nên tăng lên 70%, ngang với mức ưu đãi cũ của y tế cơ sở.

Có thể nói, dù mc lương tăng, phụ cấp tăng không nhiu nhưng ở thời điểm này có ý nghĩa rt ln, giúp n định tinh thn, tư tưởng làm vic ca GV mầm non, góp phn bù đắp nhng áp lc công vic ca họ. điều mà những GV mầm non nói riêng và GV nói chung cần là được đánh giá đúng lao động và tương ứng với nó là có chế độ, chính sách phù hợp để có thể đủ sống và cống hiến cho nghề./.

"Nhà giáo làm một nghề không dễ chuyển đổi, khi cuộc sống khó khăn, không thể đáp ứng các trang trải tối thiểu, bắt buộc phải tìm giải pháp khác, dẫu sao “có thực mới vực được đạo” vẫn không thể trốn tránh được. Một GV hiện tại, nếu tận tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì gần như đầu tư toàn bộ thời gian, tâm sức cho công việc, nhất là trước đòi hỏi của đổi mới giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin. GV mầm non, tiểu học thậm chí không còn thời gian để chăm sóc gia đình", GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

 

"Sau 2 lần lỡ hẹn tăng lương vào tháng 7/2020 và tháng 7/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tôi và tất cả GV hy vọng được tăng lương cơ sở sớm nhất có thể. Chúng tôi mong chờ được tăng lương ngay từ 1/1/2023, đó là sự sẻ chia kịp thời động viên công chức, viên chức ở khu vực công. Vì một trong những nguyên nhân khiến GV bỏ việc, dẫn tới thiếu nhân lực là chính sách tiền lương chưa phù hợp. Đợi đến tháng 7/2023 thì quá lâu và như vậy sẽ thêm nhiều GV phải bỏ nghề...", cô Thu Hà, giáo viên ở Thanh Hóa

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận