Cần giải pháp ổn định thị trường xăng dầu

VOV bàn luận cùng chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính.

 

Cần phải làm rõ những yếu tố bất cập ảnh hưởng tới thị trường phân phối/bán lẻ xăng dầu, đảm bảo hài hoà lợi ích của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Vấn đề này được VOV bàn luận cùng chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (ảnh nhỏ), Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính.

Thời gian gần đây, không ít cửa hàng đóng cửa nghỉ bán, treo biển hết hàng hoặc giảm cột bơm xăng dầu để giảm sản lượng hàng bán ra, trong khi Bộ Công Thương khẳng định không thiếu nguồn cung. Vì sao lại xảy ra tình trạng này, thưa ông?

Nếu cân đối giữa sản lượng sản xuất trong nước cộng với sản lượng nhập khẩu so với mức tiêu dùng của toàn xã hội trong cả năm hoặc trong một thời kỳ thì rõ ràng cung - cầu cân đối, thậm chí có thể dư nguồn cung.

Thế nhưng trong từng thời điểm, ở từng địa phương và với sự biến động rất lớn của thị trường xăng dầu trong thời gian vừa qua thì từng mặt hàng, ở từng địa phương có thể thiếu hàng.

Ví dụ, thời gian qua, giá dầu diezel tăng rất cao, thậm chí cao hơn giá xăng, thì lập tức dầu diezel trở thành mặt hàng khan hiếm trên thị trường và việc bán dầu diezel trở thành vấn đề đối với các doanh nghiệp (DN) vì họ phải bán với giá quy định đang thấp hơn giá nhập từ Singapore về khoảng hơn 2.000 đồng/lít.

Như vậy, họ càng bán càng lỗ, vì thế, họ tìm cách giảm sản lượng bán hoặc nhiều nơi không còn dầu diezel để bán.

Tình trạng găm hàng, nghỉ bán, hoặc bán cầm chừng không chỉ xảy ra khi giá xăng dầu tăng cao mà ngay cả khi giá xăng dầu thế giới giảm, thị trường trong nước điều chỉnh giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này được chuyên gia kinh tế - TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh là do điều hành lỗi nhịp. Còn quan điểm của ông thế nào?

Xăng dầu là một lĩnh vực trọng yếu mà Nhà nước coi là mặt hàng chiến lược để phục vụ sản xuất kinh doanh, vì thế, Nhà nước vẫn còn điều chỉnh giá. Chúng ta cũng rút ngắn thời gian điều chỉnh, trước đây là hàng tháng thì hiện nay là 10 ngày.

Tuy nhiên, kinh doanh xăng dầu khác biệt với các ngành kinh doanh khác, theo thông lệ quốc tế, việc mua bán xăng dầu là mua bán thuộc kỳ hạn, tối thiểu là kỳ hạn 1 tháng, không thì 3 tháng, 6 tháng. Các DN đầu mối khi đặt mua hàng với các DN nước ngoài thì họ đã ký kết hằng tháng trước đó, bởi vậy, giá khi nhập về đã khác xa so với giá thực tế đang bán trên thị trường.

Do giá luôn luôn có sự không trùng khớp nên dễ xảy ra các trường hợp găm hàng. Một là, như đã nói, có thể DN đầu mối họ mua với giá cao, đàm phán với giá cao và khi về thì giá xuống thấp, và rõ ràng họ bán phải chịu lỗ.

Thứ hai, họ có thể mua được với giá thấp, khi về Việt Nam thì giá cao lên nhưng họ vẫn bán với mức dè dặt vì nghĩ rằng giá sẽ còn cao nữa, nếu họ lập tức tăng sản lượng bán thì có nghĩa họ đang làm giảm lợi nhuận của họ, vì thế, họ cũng găm hàng.

Chưa kể DN bán lẻ cũng găm hàng để giữ được lợi nhuận. Do đó, biến động này sẽ còn kéo dài chứ không sớm chấm dứt được.

Xăng dầu là lĩnh vực trọng yếu nên Nhà nước vẫn điều chỉnh giá.

Việc thiếu nguồn cung ở các cửa hàng bán lẻ xăng dầu rõ ràng có điều bất thường. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này?

Trong cơ chế về phân chia lợi ích cũng như tính giá cơ sở của xăng dầu, ngay cả ở DN đầu mối lẫn giá cơ sở ở DN bán lẻ cũng đang có vấn đề, chưa nói đến cơ chế phân chia lợi nhuận định mức cũng như phân chia các chi phí cũng còn nhiều vấn đề mà chúng ta chưa thay đổi được.

Có những chi phí chúng ta tính cách đây đã 7 - 8 năm nhưng cho đến giờ vẫn chưa thay đổi, mặc dù giá của thị trường đã thay đổi rất nhiều. Với cơ chế tính giá như vậy thì DN đầu mối lẫn DN kinh doanh bán lẻ đều gặp khó khăn và dẫn đến việc càng bán càng lỗ.

Theo nguyên tắc của người kinh doanh là họ sẽ không muốn bán nhiều, thậm chí không bán. Nhưng do đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và Nhà nước bắt bu

 

Bình luận

    Chưa có bình luận