Phó tư lệnh Cảnh sát biển: Ngư dân Việt Nam đang được bảo vệ đúng pháp luật

Trước lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, lực lượng này sẵn sàng hỗ trợ ngư dân trong mọi tình huống trên biển.

 

Những ngày đầu tháng 5, dư luận trong nước và quốc tế râm ran trước thông báo của Trung Quốc về quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.

Theo quy chế này, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/8.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn dã tâm của Trung Quốc trên Biển Đông, PV VTC News vừa có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Trần Văn Nam - Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

- Vì sao năm nào Trung Quốc cũng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, mặc dù chúng ta liên tục phản đối những lệnh cấm vô giá trị đó, thưa ông?

Từ năm 1999 đến nay, hằng năm Trung Quốc đơn phương thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông một cách liên tục, ấn định cùng khoảng thời gian như nhau (từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8).

Phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là chiến lược quan trọng trong tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta thấy nổi lên hai lý do chính:

Thứ nhất, quan điểm đơn phương của Trung Quốc muốn thể hiện việc thực thi chủ quyền một cách liên tục trong vùng biển đường lưỡi bò mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách (Trung Quốc đã trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Công hàm số CML/17/2009 có bản đồ đường lưỡi bò), mặc dù yêu sách này không có giá trị pháp lý sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016; vi phạm quy định luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế có liên quan, đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC).

Tuy nhiên đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì “mùa cấm đánh bắt” để bảo lưu và thực hiện quan điểm đơn phương của họ.

Thứ hai, Trung Quốc muốn các nước “làm quen” với “mùa cấm đánh bắt” tại Biển Đông, đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng các lực lượng hải quân, hải cảnh, dân quân biển (tàu cá có vũ trang) để xua đuổi, bắt và xử lý các tàu đánh cá tại vùng biển này.

Mục đích là dần muốn ngư dân các nước từ bỏ những ngư trường truyền thống, tác động đến tâm lý và tạo thói quen đối với ngư dân các nước “cứ tháng 5 về thì không vào Biển Đông” khai thác hải sản. Thực tế nếu ngư dân các nước không vào vùng biển nói trên thì Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế có lợi về mặt pháp lý trên Biển Đông.

- Ngư dân Việt Nam có thể không tuân theo lệnh cấm này và chỉ cần tuân theo luật pháp quốc tế cũng như của Việt Nam khi khai thác hải sản trong vùng biển Việt Nam?

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nguồn phát ngôn của Bộ Ngoại giao cũng đã ra tuyên bố Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và các khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông ít nhiều có tác động tâm lý đi biển của ngư dân Việt Nam, nhất là các vùng đánh cá truyền thống ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Cảnh sát biển Việt Nam trên cương vị, chức trách của mình đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để bảo vệ các hoạt động khai thác, tài sản của ngư dân trong quá trình đánh bắt cá như bình thường trên vùng biển của mình, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Qua đó, khẳng định chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Thời gian qua Cảnh sát biển Việt Nam có những chương trình gì để hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển?

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, thời gian qua Cảnh sát biển Việt Nam đã có những hoạt động và chương trình thiết thực, đem lại hiệu quả cao, cụ thể:

Trên cơ sở thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, Cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên tuyên truyền pháp luật ở các vùng biển, nhất là vùng biển có đông đảo ngư dân đánh bắt cá và các vùng biển giáp ranh, tránh việc ngư dân vi phạm các vùng biển nước ngoài bị cơ quan chức năng của họ bắt giữ, xử lý.

Đồng thời, sẵn sàng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân khắc phục các tình huống xảy ra trên biển. Chỉ tính riêng từ năm 2017 đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức 70 lượt phương tiện tàu, xuồng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu nạn được 415 thuyền viên, 17 phương tiện tàu thuyền, đặc biệt đã hỗ trợ ngư dân khi bị tàu nước ngoài truy đuổi trái phép.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước, đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước.

Nguồn phát ngôn của Bộ Ngoại giao cũng đã ra tuyên bố Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của Trung Quốc. Trong bối cảnh quốc tế và các khu vực hiện nay, Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông ít nhiều có tác động tâm lý đi biển của ngư dân Việt Nam, nhất là các vùng đánh cá truyền thống ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 1 trao cờ Tổ quốc tặng ngư dân tại âu tàu Bạch Long Vĩ.

Cảnh sát biển Việt Nam trên cương vị, chức trách của mình đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để bảo vệ các hoạt động khai thác, tài sản của ngư dân trong quá trình đánh bắt cá như bình thường trên vùng biển của mình, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Qua đó, khẳng định chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Thời gian qua Cảnh sát biển Việt Nam có những chương trình gì để hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển?

Để giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, thời gian qua Cảnh sát biển Việt Nam đã có những hoạt động và chương trình thiết thực, đem lại hiệu quả cao, cụ thể:

Trên cơ sở thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, Cảnh sát biển Việt Nam thường xuyên tuyên truyền pháp luật ở các vùng biển, nhất là vùng biển có đông đảo ngư dân đánh bắt cá và các vùng biển giáp ranh, tránh việc ngư dân vi phạm các vùng biển nước ngoài bị cơ quan chức năng của họ bắt giữ, xử lý.

Đồng thời, sẵn sàng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân khắc phục các tình huống xảy ra trên biển. Chỉ tính riêng từ năm 2017 đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức 70 lượt phương tiện tàu, xuồng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu nạn được 415 thuyền viên, 17 phương tiện tàu thuyền, đặc biệt đã hỗ trợ ngư dân khi bị tàu nước ngoài truy đuổi trái phép.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển. Từ năm 2017 đến nay đã huy động được hơn 60 tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ, tài trợ để tổ chức các hoạt động an sinh - xã hội, đóng góp hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới tại 13 xã, huyện đảo; thăm, tặng quà gần 1.600 gia đình người có công, ngư dân nghèo...

Đặc biệt, Cảnh sát biển còn phối hợp với Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, các bệnh viện trong và ngoài Quân đội tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt ngư dân; tặng hơn 500 cuốn sổ tay hướng dẫn cấp cứu thông thường, 340 tủ thuốc quân y.

Xây dựng nhiều mô hình, chương trình công tác dân vận, trong đó điển hình là Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” được các cơ quan chức năng Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy chính quyền các địa phương và nhân dân đánh giá cao.

Chương trình được triển khai tại 13 xã (huyện) đảo trên địa bàn của 12 tỉnh, thành có biển. Thông qua thực hiện mô hình, Cảnh sát biển đã tuyên truyền, nâng cao kiến thức về biển, đảo, về Luật Biển Việt Nam, luật biển của các nước có vùng chồng lấn, vùng biển giáp ranh để ngư dân không vi phạm.

Cảnh sát biển còn phát hàng chục nghìn tờ rơi và 1.250 sổ tay tuyên truyền pháp luật cho ngư dân, 1.650 lá cờ Tổ quốc, 1.035 áo phao cá nhân, phao tròn cho các tàu cá; tổ chức 11 lần cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho các em học sinh.

Kết quả đạt được như trên khẳng định Cảnh sát biển Việt Nam thực sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm bám biển.

Từ thành công ban đầu đó, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã báo cáo Bộ Quốc phòng và nâng từ mô hình lên thành Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” và tăng cường các hoạt động tích cực hiệu quả hơn nữa.

Tính đến cuối năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã ký kết chương trình với 12 tỉnh, thành phố ven biển, tiến tới ký kết chương trình với các tỉnh, thành phố ven biển còn lại trong những năm tiếp theo.

Thanh Ba/VTC.VN

 

Bình luận

    Chưa có bình luận