Hội nghị Thượng đỉnh 'Tiếng nói Phương Nam'

Ấn Độ tổ chức 'Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Phương Nam' với chủ đề 'Tiếng nói thống nhất, Mục đích thống nhất' vào ngày 12 -13/1/2023. Phiên khai mạc của các nhà lãnh đạo do Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi chủ trì có sự tham dự của Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc.

 

Chủ đề của phiên khai mạc là “Tiếng nói Phương Nam: Vì sự phát triển lấy con người làm trung tâm”. Tham gia phát biểu Hội nghị còn có Tổng thống Guyana, Mozambique, Senegal, Uzbekistan và Thủ tướng các nước Bangladesh, Campuchia, Papua New Guinea và Mông Cổ.

Trong bối cảnh có nhiều thách thức kinh tế toàn cầu và thách thức địa chính trị, Ấn Độ cảm thấy thế giới đang đối mặt với nguy cơ mất đi sự tập trung vào nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển; và tin tưởng mạnh mẽ rằng cách tiếp cận tham vấn và lấy kết quả làm trung tâm là cách tiếp cận cấp thiết nhất. Ấn Độ cho rằng quan điểm của phần lớn các quốc gia ngoài nhóm G20 nên được đưa vào các cuộc thảo luận và kết quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi

Với tư cách là Chủ tịch G20, Ấn Độ cảm thấy Hội nghị Thượng đỉnh Tiếng nói Phương Nam đại diện cho niềm tin của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, rằng nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ nên được định hình với sự tham vấn của không chỉ riêng các đối tác G20, mà còn cả những nước bạn đồng hành ở khu vực phương Nam (Global South), những nước mà tiếng nói của họ thường không được lắng nghe.

Hội nghị thượng đỉnh đã tập hợp các quốc gia phương Nam để chia sẻ quan điểm và ưu tiên của họ trên một nền tảng chung. Hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích tập hợp những ý kiến quý báu từ các nước đang phát triển, để có thể đưa ra trong các cuộc thảo luận của G-20 vào cuối năm nay trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ. Hội nghị đã lắng nghe các ý kiến của Việt Nam và các quốc gia tham dự khác để xem xét ở mức độ toàn cầu, bao gồm tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 và các cuộc họp cấp Bộ trưởng liên quan trong các lĩnh vực khác nhau trong năm 2023.

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc của các nhà lãnh đạo, Thủ tướng Modi cho biết các nước phương Nam có vai trò lớn nhất trong tương lai, với ba phần tư dân số thế giới sinh sống ở các quốc gia này. Chúng ta cũng cần có tiếng nói mạnh mẽ và cố gắng định hình trật tự mới nổi. Thủ tướng cũng cho rằng hầu hết các thách thức toàn cầu như đại dịch Covid, biến đổi khí hậu, khủng bố và xung đột tại Ukraine không phải do các quốc gia phương Nam tạo ra nhưng họ lại phải chịu nhiều tác động nhiều hơn và việc tìm kiếm giải pháp không nằm trong vai trò của họ. Thủ tướng nói thêm rằng khi Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch G20 trong năm nay, mục tiêu của nước này là khuếch đại tiếng nói của các nước phương Nam. Ông nhấn mạnh rằng việc cải tổ cơ chế quản trị chính trị và tài chính toàn cầu là cần thiết để có thể loại bỏ sự bất bình đẳng, mở rộng cơ hội, hỗ trợ tăng trưởng và lan tỏa tiến bộ và thịnh vượng. Ông cũng nhấn mạnh các nước sẽ cùng nhau kêu gọi một chương trình nghị sự toàn cầu về Phản hồi, Công nhận, Tôn trọng, Cải cách (Respond, Recognize, Respect, Reform) để tái tạo năng lượng cho thế giới và Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập tiếng nói riêng của Tiếng nói Phương Nam.

Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc

Tại phiên khai mạc, Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến những thách thức chưa từng có như đứt gãy chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, lương thực, khủng hoảng nợ do biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị, khủng hoảng ngắn hạn và bối cảnh kinh tế - tài chính thế giới ảm đạm vào năm 2023 có thể gây ra những thách thức để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững SDG. Chủ tịch nước ủng hộ cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu, bao gồm Liên Hợp Quốc, nhằm nâng cao vị thế, tiếng nói và lợi ích của các nước đang phát triển, cùng các vấn đề khác. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh cần phối hợp xử lý hiệu quả các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, năng lượng, lương thực, nguồn nước và an ninh mạng. Chủ tịch nước cho biết Việt Nam có thể đóng góp tích cực vào an ninh lương thực toàn cầu thông qua hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên. Ông cũng kêu gọi tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ và không sử dụng vũ lực.

Thủ tướng Ấn Độ nói rằng Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Phương Nam lần này là một nỗ lực tập thể nhằm tập hợp những ý tưởng cao quý cho tương lai chung của chúng ta và nếu hợp tác cùng nhau, các nước có thể đạt được chương trình nghị sự toàn cầu và tìm cách chắt lọc các quan điểm hành động cho các nước phương Nam.

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận